–>

Cách lắp đặt cầu nâng 1 trụ cho các tiệm rửa xe ô tô

Thay vì sử dụng các bệ nâng bê tông truyền thống, hầu hết các tiệm phun rửa chuyên nghiệp đã chọn cho mình những chiếc cầu nâng một trụ rất tiện dụng. Vậy quy cách lắp đặt cầu nâng một trụ diễn ra như thế nào? cần những gì? Mời quý vị cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây.

Sơ lược về cầu nâng một trụ

Hẳn nhiều người đã không còn quá xa lạ với thiết bị này này nữa. Cầu nâng 1 trụ rửa xe ô tô là thiết bị chuyên dụng cho việc nâng lên, hạ xuống thay đổi vị trí xe ô tô,… hỗ trợ đắc lực cho quá trình phun rửa xe.

Những model cầu nâng này gồm có 3 bộ phận chính đó là ty ben, bàn nâng và bình chứa dầu nhớt. Vì đặc thù nghề nghiệp phải hoạt động nâng lên hạ xuống xe có trọng tải lớn nên các bộ phận đều được làm từ thép chất lượng cao, bền chắc cho độ bền cao.

Cầu nâng một trụ có khả năng xoay 360 độ, nhờ đó mà quá trình phun rửa rất tiện dụng.

Cách lắp đặt cầu nâng một trụ

Sau khi đã chọn mua được chiếc cầu nâng phù hợp, chúng ta cần tiến hành lắp đặt cầu nâng. Quá trình lắp đặt cần đạt chuẩn, đúng kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả vận hành cũng như độ an toàn khi sử dụng.

Cách lắp đặt cầu nâng 1 trụ cho các tiệm rửa xe ô tô
Bản vẽ thi công cầu nâng một trụ

Xác định vị trí lắp đặt cầu nâng

Cầu nâng có kích thước lớn kết hợp cùng với khả năng quay được 360 độ nên vấn đề lựa chọn vị trí lắp đặt là rất quan trọng.

Đối với những tiệm rửa xe có diện tích lớn thì chúng ta nên để cho bàn nâng có thể xoay 360 độ được. Khi đó chúng ta cần một khu vực có diện tích trên 42m2. Lưu ý, xác định khoảng cách từ tâm cầu nâng tới tường phải có kích thước tối thiểu là 3,5m. Khi đó kể cả những model xe lớn như 16 chỗ Transit, Printer,… khi lên cầu cũng có thể xoay 360 độ mà không lo chạm tường.

Nếu như cửa tiệm của bạn quá nhỏ thì chúng ta chỉ còn cách là cố định bàn nâng. Khi đó, bàn nâng không thể xoay 360 độ mà chỉ có thể cố định một vị trí nhất định. Khoảng cách từ tâm trụ tới tường cũng chỉ cần 1,5m.

Hiện nay trên thị trường có hai kiểu lắp cầu nâng một trụ rất phổ biến đó là lắp kiểu nổi và lắp theo kiểu âm nền. Tùy từng người dùng cũng như vị trí địa lý khác nhau mà chúng ta sẽ có những cách lắp đặt khác nhau.

>>>Có thể bạn quan tâm: Bảng giá lắp đặt cầu nâng trọn gói

Cách lắp đặt cầu nâng 1 trụ kiểu lắp nổi

Kiểu lắp nổi thuận tiện về cả quá trình sử dụng cũng như quá trình thi công lắp đặt.

Đầu tiên chúng ta sẽ tiến hành đào móng cho cầu nâng. Hố móng này sẽ có độ sâu tối thiểu là 2,5m rộng 1,2m2. Đó là kích thước nếu địa chất ổn định, đất là đất thịt. Còn nến khu vực thi công là đất cát, xốp, có nước,… thì nên thả ống bi xuống để bơm hết nước ra ngoài.

Đào móng cho cầu nâng một trụ
Đào móng cho cầu nâng một trụ

Sau khi đào xong hố móng, chúng ta tiến hành đổ một lớp bê tông dày 30 – 40cm. Làm sau cho sau khi  đổ bê tông, chiều cao từ mặt bê tông đến mặt nền là 2,2m (đối với cầu nâng Việt Nam là 2,1m) đúng bằng chiều dài của ty nâng.

Đợi khoảng từ 5 – 7 ngày để bê tông khô hoàn toàn. Sau khi bê tông cứng chúng ta tiến hàn hạ ty ben xuống, lưu ý ty ben phải thẳng và tiến hành đổ thêm một lớp bê tông có độ dày từ 30 – 50cm để cố định phần dưới của ty nâng.

Sau khi lớp bê tông này đã cứng, chúng ta tiếp tục lắp đường ống dầu thủy lực từ ben nâng tời bình chứa dầu với khoảng cách tiêu chuẩn là 3,5 – 4m. Nếu bạn muốn đặt bình xa hơn thì phải chuẩn bị đường ống kẽm phi 49mm.

Chúng ta tiến hành đổ một lớp xà bần hoặc cát xuống lấp hố sao cho khoảng cách từ mặt lớp cát đến mặt phẳng cốt là 800mm. Lớp trên cùng sẽ được đổ một lớp bê tông để cố định phần ty ben ở trên.

Cuối cùng là lắp thanh đỡ, bàn nâng và thanh dẫn cầu ô tô.

Cách lắp cầu nâng một trụ âm nền

Các công đoạn lắp cầu nâng kiểu nổi và kiểu âm nền đều tương tự như nhau, chỉ khác duy nhất ở bước đào móng.

Cầu nâng một trụ kiểu âm nền
Cầu nâng một trụ kiểu âm nền

Đối với những cầu nâng nhập khẩu Ấn Độ thì chiều dài của ty ben là 2,2m (của Việt Nam là 2,1m). Móng của cầu nâng một trụ âm nền cần đào sẽ có chiều sâu là 2,65m (2,55m đối với cầu nâng Việt Nam). Sau đó tiến hành đổ một lớp bê tông 30cm sao cho khoảng cách từ mặt móng lên tới mặt nền hoàn thiện là 2,35m (cầu Việt nam là 2,25m).

Chúng ta tiến hành đào phần móng cho bàn nâng sao cho kích móng có kích thước tương tự như bàn nâng và có chiều dày là 15cm. Sau đó là đổ bê tông để đảm bảo độ bền chắc.

Các bước còn lại cũng sẽ tương tự như lắp đặt cầu nâng một trụ bàn nổi.

Trên đây là cách lắp đặt cầu nâng một trụ. Hy vọng từ những thông tin này, quý vị sẽ có thể tự lắp cho mình những chiếc cầu nâng. Hiện nay, có nhiều đơn vị chuyên thi công lắp đặt vừa đảm bảo đúng kỹ thuật cũng như giúp người dùng tiết kiệm công sức, thời gian.

Post Your Comment Here

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *