–>

Chân lý là gì? Phân loại, tính chất, vai trò của chân lý

Chân lý là gì? Tính chất, vai trò của chân lý là gì, có vai trò gì với thực tiễn? Đây là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, để giải đáp hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Chân lý là gì?

Chân lý trong triết học theo nhận thức của chủ nghĩa Mác – Lênin là chỉ những tri thức có nội dung phù hợp thực tế khách quan; sự phù hợp đó đều được kiểm tra và chứng minh bởi thực tiễn.

Ví dụ, sự hiểu biết sau đây chính là một chân lý: “Mặt trời không xoay xung quanh trái đất, mà ngược lại là trái đất xoay quanh mặt trời”.

Phân loại chân lý

Chân lý hình thức

Đây là sự phù hợp giữa tư tưởng với chính tư tưởng hoặc nói cách khác chính là sự phù hợp giữa nhận thức với nhận thức, bất chấp tất cả đối tượng và sự khác biệt giữa đối tượng. 

Như vậy ta có thể hiểu chân lý hình thức là khi tư tưởng của ta không mâu thuẫn. Còn sai lầm về hình thức là khi tư tưởng của ta mâu thuẫn. Muốn có chân lý hình thức thì ta cần theo các quy luật của Luận Lý học hình thức.

Chân lý hình thức là khi tư tưởng của ta không mâu thuẫn
Chân lý hình thức là khi tư tưởng của ta không mâu thuẫn

Chân lý nội dung hay chân lý thực tại

Đây là sự phù hợp giữa tư tưởng với sự vật, có nghĩa là với thực tại, với đối tượng. Trong khi chân lý hình thức là tính cách của câu kết luận còn chân lý nội dung có thể là tính cách của tiền đề, của kết luận hoặc của mệnh đề tự nó đúng, mà không xét đến sự mạch lạc với bối cảnh trong đó có mệnh đề.

Xem thêm: Tự chủ là gì? Cách rèn luyện tính tự chủ cho bản thân

Các tính chất của chân lý

Cùng chúng tôi tìm hiểu về các tính chất của chân lý và 5 ví dụ về chân lý dưới đây: 

  • Tính khách quan của chân lý là nói đến tính phù hợp giữa tri thức và thực tại khách quan; cũng không phụ thuộc ý chí chủ quan.

Ví dụ, quan niệm “quả đất có hình cầu chứ không phải hình vuông” chính là phù hợp với thực tế khách quan; không phụ thuộc vào quan niệm truyền thống đã có hàng nghìn năm trước thời Phục hưng.

  • Tính cụ thể của chân lý là nói đến tính có điều kiện của mọi tri thức, phản ánh sự vật trong các điều kiện xác định thời gian, không gian, góc độ phản ánh…

Ví dụ, các phát biểu định lý trong khoa học đều kèm theo các điều kiện cần xác định để đảm bảo tính chính xác của nó, có thể kể đến như: Trong giới hạn của mặt phẳng, tổng các góc trong của 1 tam giác là 2 vuông. Nước sôi ở 100°C với điều kiện nước nguyên chất và áp suất 1 atmotphe,…

Tính chất của chân lý là gì?
Tính chất của chân lý là gì?
  • Tính tương đối và tính tuyệt đối của chân lý là nói về việc mỗi chân lý chỉ đúng tuyệt đối trong một giới hạn nhất định, còn ngoài giới hạn đó thì có thể không đúng. Mặt khác, mỗi chân lý, trong điều kiện xác định chỉ phản ánh được một phần thực tại khách quan.

Ví dụ, trong giới hạn mặt phẳng thì tổng các góc trong của tam giác tuyệt đối bằng 2 vuông, nhưng nếu điều kiện đó thay đổi đi thì định lý đó không còn đúng nữa, nó cần phải được bổ sung bằng định lý mới. 

  • Chân lý tuyệt đối và tương đối: 

Chân lý tương đối chính là chân lý chưa phản ánh được đầy đủ thực tại khách quan. Chân lý tuyệt đối là chân lý phản ánh được đầy đủ thực tại khách quan. Theo nghĩa đó, chân lý tuyệt đối là tổng số của chân lý tương đối trong quá trình phát triển nhận thức của nhân loại.

Ví dụ, hai khẳng định dưới đây đều là chân lý, nhưng nó chỉ là chân lý tương đối: Bản chất của ánh sáng có đặc tính sóng, có đặc tính hạt. Từ cơ sở của hai chân lý đó có thể có được một khẳng định đầy đủ hơn đó là: ánh sáng mang bản chất lưỡng tính là hạt và sóng.

Xem thêm: Vô thường là? Ý nghĩa vô thường trong phật giáo và cuộc sống

Vai trò của chân lý với thực tiễn

Để sinh tồn và phát triển, con người cần thực hành những hoạt động thực tiễn. Đây là các hoạt động để cải biến môi trường tự nhiên và xã hội, đồng thời con người cũng qua đó mà thực hiện tự giác hoặc không tự giác quá trình hoàn thiện và phát triển bản thân mình. Quá trình này đã phát sinh và phát triển hoạt động nhận thức của mỗi con người. 

Tuy nhiên hoạt động thực tiễn chỉ thành công và có hiệu quả khi con người vận dụng những tri thức đúng đắn về thực tế khách quan trong hoạt động thực tiễn của mình. Bởi vậy, chân lý là một trong những điều kiện tiên quyết để bảo đảm sự thành công cũng như tính hiệu quả trong hoạt động thực tiễn.

Chân lý có vai trò quan trọng với thực tiễn
Chân lý có vai trò quan trọng với thực tiễn

Mối quan hệ giữa chân lý với hoạt động thực tiễn là một mối quan hệ biện chứng trong quá trình phát triển, vận động của cả chân lý và thực tiễn. Chân lý phát triển nhờ thực tiễn và thực tiễn cũng phát triển nhờ vận dụng đúng đắn các chân lý mà con người đạt được trong hoạt động thực tiễn.

Quan điểm biện chứng về mối quan hệ giữa thực tiễn và chân lý đòi hỏi trong hoạt động nhận thức con người cần xuất phát từ thực tiễn để đạt được các chân lý và phải coi chân lý là một quá trình. Đồng thời, phải tự giác vận dụng chân lý vào hoạt động thực tiễn để phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động rồi cải biến giới tự nhiên và xã hội.

Coi trọng tri thức khoa học, tích cực vận dụng sáng tạo các tri thức đó vào trong các hoạt động kinh tế – xã hội và nâng cao hiệu quả của những hoạt động đó cũng chính là phát huy vai trò của khoa học trong thực tiễn hiện nay.

Trên đây là những thông tin về chân lý. Mong rằng bạn đã trả lời được những câu hỏi về chân lý là gì cũng như các đặc điểm khác của nó.