–>

Đại từ là gì trong tiếng Việt? Các loại đại từ, ví dụ

Đại từ là những từ dùng để chỉ người, sự vật, tính chất, hoạt động được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định hoặc dùng để hỏi. Hãy cùng tìm hiểu đại từ là gì, trước đại từ là gì, các loại đại từ và ví dụ của đại từ ngay bạn nhé.

Đại từ là gì?

Chúng ta đã được học thế nào là đại từ ở lớp 5 và lớp 7. Theo đó, đại từ là một dạng từ có tác dụng thay thế cho một động từ, danh từ hay tính từ… để chỉ một sự việc, sự vật trong trường hợp cụ thể hoặc không có từ hạn định. Đại từ thường dễ bị nhầm lẫn với danh từ nếu như người đọc, người nghe không không hiểu rõ câu và cú pháp. Đại từ còn có thể làm chủ ngữ, vị ngữ hoặc làm phụ ngữ của các danh từ, động từ, tính từ trong Tiếng Việt.

Ví dụ về đại từ: “Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan. Nó lại khéo tay nữa.” Từ “nó” được dùng để chỉ nhân vật em gái.

Phân loại đại từ

Các loại đại từ trong tiếng Việt được chia thành 3 loại, đó là: 

Đại từ nhân xưng

Là đại từ dùng để chỉ ngôi thứ, có tác dụng thay thế danh từ, chỉ mình hoặc người khác trong quá trình giao tiếp. Đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất được dùng để chỉ người nói, ngôi thứ 2 được dùng để chỉ người nghe, còn ngôi thứ 3 được dùng để chỉ người được ngôi thứ nhất và ngôi thứ 2 nói đến khi giao tiếp.

Đại từ nhân xưng dùng để chỉ ngôi thứ
Đại từ nhân xưng dùng để chỉ ngôi thứ

Đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất: tôi, chúng tôi, tớ,… 

Ngôi thứ hai: bạn, các bạn, các bác, các anh… 

Ngôi thứ ba: bọn nó, chúng nó…

Ngoài ra, đại từ nhân xưng còn được sử dụng trong một số ngành nghề, hoàn cảnh gia đình thường ngày mà chúng ta vẫn thường xuyên dùng để nói đến một ai đó.

Đại từ nghi vấn

Đại từ nghi vấn là đại từ dùng để đặt câu hỏi. Nội dung của câu có thể liên quan tới nhiều vấn đề xoay quanh cuộc sống. Các đại từ nghi vấn là: ai, gì, nào, như thế nào, vì sao, bao nhiêu, bao giờ, đâu, tại sao…

Xem thêm: Chỉ từ là gì lớp 6? Vai trò và cách dùng chỉ từ

Đại từ thay thế các từ đã dùng

Đại từ thay thế có chức năng thay thế các cụm từ trong câu và giảm sự trùng lặp các từ bằng việc thay thế một ai đó cách gián tiếp. Có 3 loại đại từ thay thế đó là: 

  • Đại từ thay thế cho danh từ: Bọn họ, chúng tôi, họ, tôi…
  • Đại từ thay thế cho động từ, tính từ: Cho nên, thế này, thế kia, vậy…
  • Đại từ thay thế cho số từ: Tổng cộng, bao nhiêu, số lượng, bao,…

Bên cạnh các đại từ xưng hô phổ biến, còn có nhiều danh từ làm đại từ xưng hô (đại từ chỉ ngôi lâm thời), bao gồm: đại từ chỉ chức vụ nghề nghiệp, đại từ chỉ quan hệ gia đình.

Đại từ chỉ quan hệ trong gia đình
Đại từ chỉ quan hệ trong gia đình
  • Đại từ chỉ quan hệ gia đình: Ông, bà, cha, mẹ, cháu, anh, chị… Nguyên tắc để sử dụng các danh – đại từ này là dựa theo vị thế của các vai giao tiếp. Người đóng vai giao tiếp có quan hệ như nào thì sử dụng danh từ chỉ ngôi như vậy.
  • Đại từ chỉ chức vụ nghề nghiệp đặc biệt: Bác sĩ, bộ trưởng, thứ trưởng, y tá, luật sư, giáo viên…

Vai trò của đại từ trong câu

Đại từ có thể trở thành thành phần chính trong câu, có thể đóng vai trò làm chủ ngữ, phụ ngữ, vị ngữ của danh từ, động từ, tính từ trong câu. Đại từ không làm nhiệm vụ định danh mà phần lớn có chức năng để thay thế, hỏi, trỏ.

Ví dụ về đại từ

ĐT dùng để chỉ người, sự vật: Nó đã đi chưa? ( Nó là đại từ).

ĐT dùng để hỏi số lượng: Số lượng người đang có mặt tại hội trường là bao nhiêu? (Bao nhiêu là đại từ).

ĐT dùng để hỏi người và sự vật: Ai là người đã đạt được danh hiệu thủ khoa trong kỳ thi này? ( Ai là đại từ).

ĐT dùng để xưng hô: Chúng tôi vừa đi Sa Pa về vào sáng nay. ( Chúng tôi là đại từ).

Ví dụ về đại từ

ĐT dùng chức danh để xưng hô: Lần này, Phó phòng đã làm việc vất vả rồi. (Phó Phòng là đại từ).

ĐT dùng để thay thế: Bọn chúng đã tính toán rất cẩn thận trước khi thực hiện. ( Bọn chúng là đại từ).

So sánh đại từ trong tiếng Việt và tiếng Anh

Tiếng Việt Tiếng Anh
Tôi, tớ, mình,… I
Cậu, bạn, các bạn, các cậu You
Ba, mẹ, anh, chị, em, cậu, mợ, dì, dượng You
Anh ấy, ông ấy He
Chị ấy, bà ấy She

Về số lượng: Đại từ xưng hô trong tiếng Việt nhiều và phong phú hơn đại từ xưng hô trong tiếng Anh.

Về ý nghĩa biểu cảm thì tiếng Việt có ý nghĩa biểu cảm đa dạng hơn và tinh tế hơn.

Bài tập về đại từ trong tiếng Việt

Bài 1: Đặt câu với đại từ

  • Đại từ để trỏ người, sự vật

Đáp án : Cậu đợi tớ

  • Trỏ số lượng

Đáp án: Bao nhiêu đây chưa đủ

  • Trỏ hoạt động, sự việc, tính chất

Đáp án: Anh ấy làm vậy là muốn tốt cho bạn

Bài 2: Xác định đại từ trong câu sau

  • Chúng tôi thấy mùa đông quá lạnh, ai cũng sợ? 

Đáp án: Chúng tôi, ai

  • Mình về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Đáp án: Mình, ta

  • Em gái tôi tên là Mai Phương, nhưng tôi quen gọi nó là bé út bởi nó là con út trong gia đình.

Đáp án: Tôi, nó

Bài 3: Tìm đại từ

Trong giờ ra chơi, Tùng hỏi Nam:

– Nam ơi, hôm qua bạn được mấy điểm môn Tiếng Anh?

– Tớ được điểm 9, còn cậu được mấy điểm ?- Nam nói.

– Tớ cũng thế.

Đáp án: Nam, bạn, tớ, cậu, mấy điểm, cũng thế.

Trên đây là một số vấn đề và ví dụ liên quan đến đại từ là gì trong tiếng Việt. Mong rằng đây sẽ là nguồn tài liệu bổ ích giúp bạn đọc nắm chắc được kiến thức về đại từ để có thể vận dụng vào làm bài tập một cách chính xác nhất.