–>

Đồng cảm là gì? Vai trò, biểu hiện của đồng cảm trong cuộc sống

Trên đời này, thứ đáng quý nhất đó là tình yêu thương, đồng cảm và dìu dắt nhau giữa người với người. Cùng chúng tôi tìm hiểu xem đồng cảm là gì? vai trò, biểu hiện sự đồng cảm trong cuộc sống trong bài viết dưới đây nhé!

Đồng cảm là gì?

Đồng cảm là đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu cũng như cảm nhận được những điều mà người khác đang trải qua. Đó là hàng loạt những cảm xúc cả tích cực lẫn tiêu cực bằng cách nhận thức lại bản thân mình trong tình huống tương tự.

Đồng cảm trong tiếng Anh là “Empathy”, có nghĩa là thấu hiểu và chia sẻ cảm xúc với người khác như chính mình đã, đang gặp trường hợp như vậy.

Chúng ta đồng cảm với ai đó khi và chỉ khi chúng ta có sự thừa nhận những gì họ đang cảm nhận. Thậm chí, những vui buồn hoặc những đau khổ kia có thể là đang diễn ra trong chính chúng ta. Bởi vậy, trong những tình huống của sự đồng cảm, chúng ta có xu hướng đau nỗi đau của người khác, giống như nỗi đau của chính mình.

Đồng cảm là khả năng thấu hiểu và chia sẻ cảm xúc với người khác
Đồng cảm là khả năng thấu hiểu và chia sẻ cảm xúc với người khác

Sự đồng cảm tạo nên một sợi dây vô hình kết nối hai tâm hồn lại với nhau. Và cái kết nối đó sâu sắc hơn nhiều những gì mà chúng ta có thể sẻ chia với nhau. Một viễn cảnh về sự đồng cảm cũng cho phép chúng ta đắm mình vào cảm xúc của người khác, tưởng tượng về các trải nghiệm tương tự và có thể đưa ra những lời khuyên có giá trị giúp họ phát triển khả năng đối phó với vấn đề. 

Để hiểu rõ hơn sự đồng cảm là gì, bạn hãy theo dõi ví dụ về đồng cảm dưới đây: Bạn có thể quyên góp tiền cho các tổ chức mà bạn quan tâm, hoặc là tham gia vào tổ chức đó. Nếu như bạn thấy ai đó bị bắt nạt hoặc là không được tôn trọng, hãy can thiệp và giúp đỡ họ. 

Đồng nghĩa với đồng cảm là thông cảm, thấu hiểu,… Còn trái nghĩa với đồng cảm là gì? Trái nghĩa với đồng cảm là vô tình, không có cảm xúc, vô cảm…

Xem thêm: Phẩm chất là gì? Những phẩm chất của con người phúc hậu

Biểu hiện của sự đồng cảm

Biểu hiện của đồng cảm trong giao tiếp đó là hiểu và cảm thông chân thành với hoàn cảnh khó khăn hoặc là bất hạnh của người khác.

Đồng cảm còn thể hiện thông qua hành động, cử chỉ, hoặc chỉ là một ánh mắt cảm thông.

Đồng cảm thể hiện thông qua hành động, cử chỉ
Đồng cảm thể hiện thông qua hành động, cử chỉ

Một người biết đồng cảm, sẻ chia phải là người có sự cảm thông, quan tâm giúp đỡ người khác mà không nhằm mục đích cá nhân, vụ lợi. Đó chính là lòng nhân ái, là tình yêu thương ở trong mỗi con người. Đồng cảm, sẻ chia là một phẩm chất quý giá, chính là biểu hiện của một tình thương yêu cao đẹp mà chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy. 

Trong xã hội hiện nay, tình yêu thương sự đồng cảm vẫn được mọi người kế thừa và tiếp nối. Ví dụ như các: Quỹ nhân đạo vì người nghèo, quỹ chữ thập đỏ, phong trào ủng hộ sách vở cũ, trái tim cho em, phong trào kế hoạch nhỏ thu gom giấy vụn, quần áo cho đồng bào lũ lụt, tấm lòng hảo tâm của các nhà doanh nghiệp, của các công ty, các cơ quan…

Ý nghĩa của sự đồng cảm

Hoàn thiện nhân cách của con người 

Sẽ thật tốt đẹp khi xã hội phát triển cả về vật chất lẫn tinh thần. Con người phát triển sự đồng cảm từ sâu bên trong sẽ hạn chế được những cảm xúc tiêu cực đối với người khác.

Những điều giúp hoàn thiện nhân cách của con người có thể kể đến như biết suy nghĩ, cảm thông, dang tay giúp đỡ và sẻ chia với những người xung quanh qua nhiều hình thức khác nhau.

Người ta biết đồng cảm với nhau sẽ giúp giảm đi các thành kiến đối với những vấn đề như văn hóa, tín ngưỡng, phân biệt chủng tộc, quốc tịch, tôn giáo,… Các hành vi bạo lực, bắt nạt sẽ giảm xuống đáng kể nếu như con người ta có sự thấu hiểu và đồng cảm với những kẻ yếu hơn mình.

Kết nối mọi người lại gần với nhau

Đồng cảm khuyến khích mọi người giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn hơn mình nhiều hơn. Đó có thể là chia sẻ về vật chất, về tinh thần. Điều này xây dựng nên một cộng đồng gần gũi, tích cực, thân thiện với nhau hơn.

Đồng cảm giúp chúng ta gần nhau hơn
Đồng cảm giúp chúng ta gần nhau hơn

Đồng cảm còn mang đến khả năng thực hiện những hành động dũng cảm để giúp đỡ người khác. Ngay cả khi họ đã đạt đến giới hạn của bản thân, những người có mức độ đồng cảm cao hơn bình thường sẽ cố gắng để vượt qua những trở ngại vì lựa chọn hành động vị tha, anh hùng, đôi khi là hy sinh.

Xem thêm: Năng lực là gì? Đặc điểm và các dạng năng lực

Xây dựng xã hội tốt đẹp 

Đồng cảm cải thiện được các mối quan hệ xung quanh, thúc đẩy sự phát triển của cả cộng đồng, xã hội. Ở môi trường làm việc có nhiều cấp bậc, sự đồng cảm sẽ tạo nên không gian hài hòa, dễ chịu, góp phần nâng cao hiệu quả làm việc, mọi người cùng giúp đỡ nhau phát triển.

Xã hội cũng tốt đẹp hơn bởi đồng cảm thúc đẩy suy nghĩ, hành động của con người theo tinh thần công bằng. Chúng ta biết cách ủng hộ và giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình để không ai bị tụt lùi về phía sau.

Hy vọng qua những thông tin trên bạn đã hiểu rõ đồng cảm là gì. Mong rằng mỗi người trong chúng ta sẽ phần nào nhìn nhận được những cảm xúc đồng điệu giữa mình và người khác để sẻ chia nhiều hơn. Cuộc sống này vốn muôn màu, bạn hãy tô vẽ lên những điều đẹp đẽ nhất nhé!