–>

Hạt điều có tác dụng gì? Ăn hạt điều có béo không, có tác hại gì không?

Hạt điều có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe nên được sử dụng như một món ăn nhẹ cho bữa phụ hoặc sử dụng trong nhiều công thức nấu ăn. Vậy, hạt điều có tác dụng gì? Nên ăn khi nào? Ăn hạt điều có béo không?,… Cùng tìm hiểu những nội dung thông tin có trong bài viết dưới đây của chúng tôi.

Nguồn gốc của hạt điều

Cây điều là loại cây khá phổ biến, xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới. Gốc gác của loại cây này đó là ở khu vực Bắc Braxin (Brazil) sau đó được người Tây Ban Nha mang tới đất nước Ấn Độ. Hiện, cây điều được trồng với mục đích chính là thương mại ở các quốc qua có khí hậu nhiệt đới, mưa nhiều và ẩm ướt quanh năm. Vì là loài cây nhiệt đới nên được trồng chủ yếu ở Ấn Độ, các quốc gia Đông Nam Á.

Nguồn gốc của hạt điều
Nguồn gốc của hạt điều

Hạt điều là gì? Hạt điều là một loại hạt được hình quả thận có nguồn gốc từ cây điều. Hạt điều rất giàu chất dinh dưỡng và hợp chất nên có lợi cho sức khỏe, được bổ sung vào nhiều món ăn khác nhau. Giống như các loại hạt, hạt điều còn mang tới lợi ích giảm cân, kiểm soát lượng đường trong máu, duy trì một trái tim khỏe mạnh.

Thành phần dinh dưỡng có trong 28gram hạt điều đó là:

  • Lượng calo: 157
  • Chất đạm: 5 gam
  • Chất béo: 12 gram
  • Carb: 9 gam
  • Chất xơ: 1 gram
  • Đồng: 67% giá trị dinh dưỡng hàng ngày (DV)
  • Magie: 20% DV
  • Manga: 20% DV
  • Kẽm: 15% DV
  • Phốt pho: 13% DV
  • Sắt: 11% DV
  • Selen: 10% DV
  • Thiamine: 10% DV
  • Vitamin K: 8% DV
  • Vitamin B6: 7% DV

Hạt điều có tác dụng gì?

Các tác dụng của hạt điều đó là:

Thúc đẩy sức khỏe tim mạch

Trong hạt điều có chứa chất béo không bão hòa, chất béo không bão hòa này sẽ giúp giảm mức cholesterol xấu cũng như tăng cholesterol tốt. Điều này sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, đột quỵ, đau tim cũng như bệnh tim mạch vành. Hạt điều cũng chứa nhiều magie giúp thư giãn cơ tim, giảm tình trạng huyết áp cao.

Hỗ trợ quản lý cân nặng

Ăn hạt điều có béo không? Một nghiên cứu gần nhất cho thấy việc ăn các loại hạt giúp bạn duy trì cân nặng ở mức hợp lý. Bởi vì chúng giữ cho dạ dày của bạn luôn no, sản sinh nhiệt cho cơ thể, làm tăng quá trình trao đổi. Đây cũng chính là câu trả lời cho câu hỏi hạt điều có béo không, ăn hạt điều không béo!

Giảm nguy cơ bệnh tiểu đường

Hạt điều được đánh giá là tốt đối với các bệnh nhân đái tháo đường. Các bộ phận của cây điều có đặc chính chống đái tháo đường hiệu quả, chiết xuất hạt điều liên quan tới việc kháng insulin và việc dung nạp glucose.

Hạt điều giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Hạt điều giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Cải thiện sức khỏe xương

Magie, phốt pho, canxi và vitamin K có trong hạt điều giúp ích cho sự phát triển khỏe mạnh của xương và răng. Magie đóng vi trò là cơ quan quan trọng của việc hình thành xương, hỗ trợ cho quá trình đồng hóa canxi trong xương, giảm nguy cơ loãng xương.

Ngăn ngừa ung thư

Sử dụng hạt điều cũng làm giảm nguy cơ ung thư bởi chúng là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào như axit anacardic, cardanols, cardol,…và một số hợp chất phenol nhất định có trong vỏ hạt điều.

Ngăn ngừa sỏi mật

Sỏi mật hình thành trong túi mật do việc dư thừa cholesterol và việc sử dụng hạt điều thường xuyên được cho là làm giảm nguy cơ hình thành sỏi mật. Theo một nghiên cứu, việc tăng tiêu thu các loại hạt giúp giảm nguy cơ cắt túi mật ở phụ nữ.

Giúp tăng tế bào hồng cầu

Như bạn đã biết, trong hạt điều có một lượng sắt đáng kể, cần thiết cho sự hình thành tế bào hồng cầu và làm giảm nguy cơ thiếu máu. Sắt cũng cần thiết để giữ cho các dây thần kinh, mạch máu và hệ miễn dịch hoạt động bình thường.

Tăng cường sức khỏe cho mắt

Hạt điều chứa nhiều lutein và zeaxanthin. Cả 2 hợp chất này đều ngăn ngừa sự tổn thương tế bào mắt do các gốc tự do gây ra. Điều này sẽ giúp hạn chế các bệnh như thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể, tăng cường sức khỏe cho mắt.

Duy trì làn da khỏe mạnh

Hạt điều là nguồn cung cấp chất béo lành mạnh, rất cần thiết để giữ cho da luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa tình trạng lão hóa. Các vitamin chống oxy hóa có trong hạt điều giúp hỗ trợ độ đàn hồi của da.

Tác dụng phụ của hạt điều

Hạt điều chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe nhưng khi sử dụng quá mức quy định thì sẽ gây ra một số tác dụng phụ. Các tác hại của hạt điều đó là:

Gây ngộ độc

Nếu bạn sử dụng hạt điều sống có thể gây ngộ độc. Chính vì thế, nên sử dụng hạt điều đã tách vỏ và rang chính ở nền nhiệt độ cao để đảm bảo sức khỏe. Hạt điều được bao bọc bởi một loại vỏ cứng hình thận với 2 lớp bao bọc, có chứa nhựa phenolic urushiol. Đây là một chất gây hại có trong cây thường xuân. Nếu sử dụng quá nhiều có thể bị tiêu chảy, ngộ độc thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng. Một số người còn bị dị ứng, mẩn ngứa.

Thiếu dinh dưỡng

Hạt điều chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng không có nghĩa nó là một loại thực phẩm hoàn chỉnh cho khẩu phần hàng này. Do đó, bạn vẫn cần bổ sung thêm các loại thực phẩm khác để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh. 

Một số câu hỏi về hạt điều

1 ngày ăn bao nhiêu hạt điều?

Bản chất của hạt điều là có tính nóng nên bạn không được ăn quá nhiều mỗi ngày. Không nên dung nạp quá nhiều hạt điều cùng một lúc. Tốt nhất, mỗi lần ăn chỉ ăn từ 7 – 10 hạt và chia nhỏ thành nhiều lần trong ngày. Nếu là trẻ em dưới 10 tuổi thì chỉ nên ăn từ 1-2 lần/tuần để tránh tình trạng khó tiêu, đôi khi là nóng trong người.

Một ngày ăn bao nhiêu hạt điều?
Một ngày ăn bao nhiêu hạt điều?

Nên ăn hạt điều vào lúc nào?

Khi ăn hạt điều, bạn nên ăn vào các bữa phụ rải rác ở trong ngày; tránh ăn vào bữa chính vì sau bữa ăn, cơ thể sẽ giải phóng nhiều năng lượng từ thức ăn nên gây cho cơ thể cảm giác nóng.

Ăn hạt điều có nóng không?

Hạt điều có tính nóng nên cần phải kết hợp ăn hạt điều với chế độ ăn có nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm tươi mát. Giới chuyên gia khuyến cáo bạn nên uống thêm nhiều loại nước ép trái cây và nhiều loại rau màu xanh đậm để có sự cân bằng dưỡng chất cơ thể.

Xem thêm: Raspberry là quả gì? Những công dụng của quả raspberry không nên bỏ qua

Quả blueberry là gì? Những tác dụng của quả viêt quất (blueberry)

Hạt điều có tác dụng gì cho bà bầu?

Ăn nhân điều chỉ tốt và mang lại hiệu quả dinh dưỡng tối đa với bà bầu khi ăn đúng thời điểm. Trong 3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn quan trọng nên cần hạn chế các loại hạn vì lúc này cơ thể phụ nữ mang thai rất yếu, không thể hấp thụ chất dinh dưỡng. Ăn hạt điều cũng ẩn chứa nguy cơ dị ứng cao nếu có bệnh sử dị ứng hoặc mẫn cảm với các loại hạt.

Bệnh gì không nên ăn hạt điều?

Những người bị các bệnh sau không nên ăn hạt điều, đó là:

  • Người bị viêm họng, khàn tiếng, các vấn đề về họng. Axit béo trong hạt điều sẽ kích thích niêm mạc khiến cho tình trạng này nghiêm trọng hơn.
  •  Người bị suy thận không được ăn hạt điều, mó sẽ làm tăng kali huyết bởi trong hạt điều có hàm lượng kali khá lớn.

100g hạt điều rang bao nhiêu calo?

Đối với hạt điều thô, 100g chứa khoảng 554 calo – một con số tương đương với một bữa ăn. Còn với hạt điều rang muối, thì 100g sẽ có 594 calo và từ 550 – 600 calo với hạt điều rang tỏi ớt.

Mong rằng, các thông tin có trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn biết thêm về các tác dụng của hạt điều. Hạt điều có giá trị dinh dưỡng khá cao nhưng bạn không nên sử dụng quá nhiều nó sẽ gây ra một số bệnh lý, tác động xấu tới sức khỏe con người.