–>

KOL là gì? KOL có vai trò gì trong Marketing

Mạng xã hội phát triển kéo theo sự đa dạng trong hình thức truyền thông và quảng cáo, một trong những hình thức phổ biến nhất hiện nay đó là Kols. Khái niệm Kols tuy còn mới và xa lạ với nhiều người, nhưng trong vài năm gần đây Kols đã thực sự phát triển và trở thành một nghề đáng mơ ước. Vậy hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu Kol là gì? Tầm quan trọng của Kols trong marketing nhé!

KOL là gì?

KOL là thuật ngữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Key opinion leader” dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “người dẫn dắt dư luận chủ chốt” hay hiểu một cách đơn giản là người có tầm ảnh hưởng đối với công chúng. Vậy họ là ai?

Có thể  là một cá nhân hay nhóm, tổ chức nào đó có kiến thức hoặc tầm ảnh hưởng trong một lĩnh vực bất kỳ hoặc ngành nghề mà họ đang làm việc. Ví dụ, trong lĩnh vực làm đẹp KOL chính là các beauty blogger, các chuyên gia trang điểm. Trong lĩnh vực thời trang thì KOL chính là các fashionista, trên mạng xã hội, KOL chính là các vlogger hoặc các hot face, hot teen, hot Instagram, v.v…

KOL - thuật ngữ chỉ những người có tầm ảnh hưởng trên mạng
KOL – thuật ngữ chỉ những người có tầm ảnh hưởng trên mạng

Họ là những người có độ nhận diện cao trong lĩnh vực mà mình đảm nhiệm, có sự tương tác trên các nền tảng mạng xã hội, những hành động của họ đều có sức ảnh hưởng lớn đối với hành vi công chúng. So với việc làm đại sứ thương hiệu/ người mẫu đại diện của các nhãn hàng, làm hình ảnh đại diện hoặc chỉ xuất hiện trong các TVC, Campain mỗi khi nhãn hàng ra sản phẩm mới, thì các Kols sẽ có những tương tác chân thật và gần gũi hơn với khán giả, những người luôn yêu mến và quan tâm đến họ thông qua các kênh tương tác trên mạng xã hội như: kênh youtube, trang fanpage, facebook hoặc Instagram cá nhân.

KOL marketing là gì?

Kols marketing là hình thức truyền thông tiếp thị thông qua các Kols. Cụ thể, các nhãn hàng sẽ xem xét sức ảnh hưởng của các Kols trên các phương tiện thông tin đại chúng, nền tảng mạng xã hội để tiến ký hợp đồng hợp tác cùng họ. Sau đó các Kols sẽ chuẩn bị những nội dung để quảng cáo cho các sản phẩm bằng cách khéo léo lồng ghép những thông tin liên quan đến sản phẩm mà nhãn hàng yêu cầu vào các bài đăng, video nội dung chia sẻ hoặc review, các buổi nói chuyện, tham sự sự kiện của các nhãn hàng nhằm tạo được niềm tin cho khách hàng, khiến họ dễ dàng đưa ra quyết định chọn lựa sản phẩm hơn.

KOL Marketing là gì?
KOL Marketing là gì?

Trước đây, hình thức kols marketing được áp dụng rộng rãi trên các chương trình tivi, ngày nay nhờ sự bùng nổ của internet và các trang mạng xã hội như youtube, facebook, Instagram các hình thức marketing trực tuyến trên mạng dần trở nên phổ biến hơn, bởi sức lan tỏa rộng rãi đến nhiều lứa tuổi.

Các hình thức Kols phổ biến hiện nay

Celebrity: hay được gọi ngắn gọn là Celeb, là thuật ngữ tiếng Anh để gọi những người nổi tiếng, các ngôi sao có danh tiếng trong giới giải trí. Như các diễn viên, ca sĩ, người mẫu hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật nói chung. Đạt đến danh xưng Celeb sẽ đồng nghĩa với việc họ không chỉ tạo được chỗ đứng và danh tiếng vững chắc trong nước mà còn vươn ra tầm quốc tế. Những sản phẩm mà celeb sử dụng luôn tạo ra hiệu ứng tích cực và dẫn đầu xu hướng.

Influencer: Là những người ảnh hưởng, không quá nổi tiếng và có độ nhận diện cao như celeb nhưng những người làm influencer lại luôn có được tệp khán giả nhất định, họ có thể chỉ là những cá nhân “hot” trên mạng xã hội, mặc dù không phải ai cũng biết đến họ, nhưng các hoạt động của họ luôn có ảnh hưởng tích cực và tác động nhiều đến khán giả, và họ luôn được một bộ phận những khán giả yêu quý và dõi theo họ.

Mass seeder: cũng thuộc nhóm này nhưng họ không phải là các ngôi sao nổi tiếng như celeb hay influencer mà là những seeder có nhiệm vụ chia sẻ những ý kiến hay từ 3 đối tượng nêu trên đến những đối tượng khách hàng nhỏ hơn, đó là những khách hàng luôn tin tưởng và ủng hộ họ.

Trước hết các mass seeder phải là những người có kiến thức về một lĩnh vực nhất định và tạo được lòng tin tuyệt đối từ khách hàng, bởi khi đã tin tưởng thì những lời khuyên, chia sẻ của các seeder sẽ tác động trực tiếp đến khách hàng.

Phân biệt Kols và Influencer

Vì KOLs và Influencer đều là những người có tầm ảnh hưởng đối với công chúng và được các nhãn hàng chọn lựa hợp tác cùng các chiến dịch marketing nên có rất nhiều người cho rằng 2 khái niệm này là giống nhau. Nhưng thực chất, Influencer chính là hình thức cụ thể của tên gọi chung Kols.

KOL với Influencer có giống nhau không?
KOL với Influencer có giống nhau không?

Như ở phần trên của bài viết chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về khái niệm influencer và biết được họ chính là những nhân vật có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội với số lượng người theo dõi khá lớn nên những nội dung mà họ truyền tải sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến những người theo dõi họ (những khách hàng triển vọng của các nhãn hàng). Influencer được chia thành 4 nhóm nhỏ, dựa theo số lượt người theo dõi trên mạng xã hội như sau:

  • Nano-influencer: Từ 1 – 10.000 người theo dõi.
  • Micro-influencer: Từ 000 – 100.000 người theo dõi.
  • Macro-influencer: Từ 000 – 1.000.000 người theo dõi.
  • Mega-influencer: hơn 1.000.000 người theo dõi.

Ví dụ như:

Quỳnh Anh Shyn là một beauty blogger và fashionista được sở hữu tài khoản Instagram với 2,6 triệu người follow và kênh youtube hơn 400.000 người đăng ký. Vốn là một hotgirl nổi tiếng Hà Thành, Quỳnh Anh Shyn sớm thành một Mega – Influencer. Với độ nhận diện cao trên mạng xã hội và rất nổi tiếng đối với các bạn trẻ cùng phong cách thời trang vô cùng cá tính Quỳnh Anh Shyn đã nhanh chóng trở thành đối tác của nhiều thương hiệu thời tảng tiếng tăm lừng lẫy, tầm cỡ quốc tế như: Gucci, Channel… Hay đã từng được hợp tác với một thương hiệu mỹ phẩm Hàn Quốc khá quen mặt với người tiêu dùng Việt Nam là Innisfree.

Với tài năng, sự nổi tiếng và thành công khi còn rất trẻ, hiện tại Quỳnh Anh Shyn đã trở thành một KOLs không chỉ trong lĩnh vực làm đẹp mà còn rất được săn đón trong mảng thời trang.

Ví dụ:

Shark Phạm Thanh Hưng là một KOL trong lĩnh vực kinh doanh, tài chính; có vốn kiến thức chuyên môn sâu rộng. Khi tham gia vào chương trình “Shark Tank Việt Nam” với tư cách là một nhà đầu tư, Shark Hưng đóng vai trò là KOL với xuất phát từ môi trường offline. Song song đó, Shark Hưng vẫn hoạt động trên môi trường online với gần 500.000 người theo dõi trên fanpage mỗi ngày. Và hiển nhiên Shark Hưng vừa là một KOL vừa là Macro-influencer “chính hiệu”.

KOL có vai trò gì trong Marketing

Hiện nay, cứ lướt qua facebook, Instagram của những Kols các bạn sẽ dễ dàng thấy những nội dung mà họ chia sẻ về các sản phẩm đều liên quan đến sự hợp tác với một vài nhãn hàng nào đó. Đặc biệt là các sản phẩm thiết yếu cho cuộc sống.

Điều này cho chúng ta thấy Kol hiện nay đang đóng vai trò rất lớn và quan trọng trong các chiến dịch marketing của các thương hiệu. Bởi vậy nên khi doanh nghiệp của bạn đang hợp tác marketing với một Kol thì chiến dịch đó chắc chắn sẽ thành công.

KOL có vai trò gì trong marketing?
KOL có vai trò gì trong marketing?

Tiếp cận đúng với khách hàng mục tiêu

Các KOL chính là cầu nối giữa các nhãn hàng với khách hàng mà họ đang hướng đến. Dựa vào lĩnh vực mà KOL đang nhiệm thì chúng ta xác định nhóm khách hàng cụ thể mình đang nhắm tới là ai? và mình cần làm gì?

Tăng độ uy tín với khách hàng

Các KOL luôn là những người có ảnh hưởng tích cực, được các khán giả yêu mến và có kiến thức chuyên môn nhất định ở một lĩnh vực nào đó nên sẽ tạo được sự tin cậy đối với khách hàng.

Thúc đẩy khách hàng lựa chọn sản phẩm

Bình thường trước khi quyết định mua một sản phẩm chúng ta thường có tâm lý đắn đo và phân vân giữa các thương hiệu cùng sản xuất một món đồ. nhờ có KOL mà họ sẽ đưa ra lời khuyên cũng như phân tích sản phẩm đê giúp chúng ta đưa ra được lựa chọn tự tin và tốt nhất.

Cải thiện thứ hạng từ khóa khi SEO

Ngày nay các KOL không chỉ làm các công việc như đăng nội dung có lồng ghép với quảng cáo mà họ cũng sẽ thực hiện chèn thêm các link dẫn đến website có bán sản phẩm. Điều này sẽ tạo ra hiệu ứng tích cực về thứ hạng từ khóa trên Google, gia tăng lượng traffic trên các website của nhiều nhãn hàng, bởi những người theo dõi các KOL này sẽ rất tiền năng trong việc truy cập các nền tảng web.

Chiến lược lựa chọn Kols mang lại hiệu quả marketing

Để biết được KOL nào sẽ phù hợp với chiến dịch quảng cáo của mình, nhãn hàng và các giám đốc marketing cần hướng đến các tiêu chí sau:

Reach (Độ phủ): Độ phủ sóng trên mạng xã hội là yếu tố quan trọng hàng đầu trong tiêu chí lựa chọn KOL mà các doanh nghiệp hướng đến. Thể hiện qua số lượt người theo dõi và tương tác trên các trang mạng, tùy vào mức độ phổ biến của KOL mà sau đó bộ phận marketing sẽ đưa ra những chiến lược hợp tác cụ thể.

Relevance (Sự liên quan): Được thể hiện qua các yếu tố:

    • Hình ảnh cá nhân: Phong cách thời trang, quan niệm sống, phát ngôn.
    • Thông tin nhân khẩu học: Bao gồm các thông tin cá nhân như: tình trạng hôn nhân, giới tính, tuổi tác, lĩnh vực mà họ đang hoạt động.
    • Nội dung các bài viết mà họ đang theo đuổi: Content mà họ đang xây dựng.
    • Đối tượng khán giả: xác định đối tượng người theo dõi và quan tâm đến KOL đó gồm những lứa tuổi nào.

Resonance (Khả năng thay đổi ý kiến người dùng): Thể hiện qua mức độ tương tác của khán giả với nội dung mà influencer đưa ra.

Sentiment (Chỉ số cảm xúc): Đây là một yếu tố mà KOLs không thể thiếu và là yếu tố mà các nhãn hàng không thể bỏ qua đặc biệt là trong chiến dịch marketing các sản phẩm. Bởi những gương làm đại diện như KOL sẽ là yếu tố quyết định xem sản phẩm đó có mang lại hiệu ứng tích cực đối với người tiêu dùng hay không.

Làm sao để trở thành một KOL chính hiệu?

Với sức lan tỏa mạnh mẽ cùng mức thu nhập khủng đã khiến cho KOL trở thành nghề nghiệp được nhiều bạn trẻ hiện đại ngày nay mơ ước. Vậy làm sao để trở thành một KOL?

Trước hết bạn cần sở hữu một kênh thương hiệu cá nhân trên các trang mạng xã hội, cụ thể trang facebook, tài khoản Instagram có lượt theo dõi khủng hay lượt đăng ký kênh youtube từ chục nghìn người trở lên, như vậy là bạn đã có thể lọt vào tầm ngắm của các thương hiệu đê thực hiện các hợp đồng quảng cáo.

Những gợi ý giúp bạn trở thành một KOL chính hiệu
Những gợi ý giúp bạn trở thành một KOL chính hiệu

Nhưng điều này không có nghĩa là bạn cứ nhắm mắt cho qua mà nhận quảng cáo một cách không kiểm duyệt, bởi nếu như đó không phải thế mạnh của bạn hoặc bạn đang làm việc với một thương hiệu không thật sự tốt thì không những ảnh hưởng đến danh tiếng của bạn mà còn làm mất lòng tin đối với những người theo dõi bạn. Vậy nên những điều bạn cần làm là gì?

Xác định thế mạnh của bản thân:

Trước tiên bạn cần xây dựng hình ảnh và thương hiệu cho bản thân trước, cần phải hiểu rõ bạn thân mình có những thế mạnh gì. Ví dụ, bạn là một người cod niềm đam mê với ẩm thực, có khiếu ăn nói và hài hước, đặc biệt là tự tin và nói chuyện hoạt ngôn trước ống kính. Tại sao bạn không thử trở thành một Food Blogger, luôn mang đến những nội dung ẩm thực hấp dẫn, đẹp mắt và thú vị đến với khán giả.

Xác định nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu: Sau khi đã xác định lĩnh vực nội dung bạn sẽ theo đuổi thì một điều nữa bạn không thể bỏ qua đó là nghiên cứu đến đối tượng công chúng mà bạn hướng tới, những người sẽ đồng hành và ủng hộ bạn trong tương lai. Ví dụ, nếu bạn muốn trở thành một Beauty Blogger, đối tượng mà bạn hướng đến nên là những bạn nữ trẻ trên mạng xã hội từ 16 đến 30 tuổi trở lên. Nếu nắm rõ được cái đối tượng, bạn sẽ thấu hiểu họ đang cần gì? Muốn gì ở bạn để có thể tác động đến họ thông qua các chiến dịch quảng cáo.

Đầu tư xây dựng nội dung chất lượng: để giúp bạn đến gần hơn với khán giả của mình, bạn cần phải xây dựng được nội dung chất lượng, gần gũi và thực tế đối với khán giả của mình bởi vì chẳng có khán giả nào lại buộc mình ủng hộ cho một kênh thông tin không hữu ích, sáo rỗng và phi thực tế cả.

Kiên nhẫn, chấp nhận những ý kiến trái chiều: Sơn Tùng MTP đã từng nói một câu như sau: “muốn ngồi ở vị trí mà không ai có được thì phải chịu được cảm giác mà không ai chịu được”. Câu nói này thực sự là một quotes vô cùng ấn tượng cho những ai đã và đang theo đuổi những công việc có liên kết với khán giả. KOL cũng vậy, nếu bạn muốn được nhiều người theo dõi và biết đến mình thì bạn cần học cách đón nhận cả những ý kiến trái chiều, kể cả những ý kiến tiêu cực chĩa về hướng mình. Và học cách chấp nhận những góp ý của khán giả và hoàn thiện bản thân dần dần. Có như vậy thì mới có thể tiến xa và thành công trên đường dài.

Không ngừng sáng tạo: Để người xem không bị chán và đảm bảo được chất lượng nội dung thì bạn cần phải thay đổi và sáng tạo không ngừng. Luôn lắng nghe ý kiến và nhận xét của mọi người để tạo ra những content mới mẻ và chất lượng phù hợp với cả khán giả của bạn nữa nhé!

Vậy là hôm nay bạn đọc đã cùng với caunang.com.vn tìm hiểu về một chủ đề vô cùng thú vị và thu hút sự tò mò, quan tâm của rất nhiều người đó là KOL là gì? Tầm quan trọng của KOL trong marketing hiện nay. Hy vọng rằng với những ai đang ấp ủ ước mơ trở thành những KOL trong tương lai sau khi đọc bài viết này sẽ có nhiều kiến thức và tự tin theo đuổi nghề này trong tương lai.