–>

Lá sen có tác dụng gì? Những người không nên uống nước lá sen

Lá sen là một bộ phận quen thuộc với công dụng đơn giản là gói xôi, gói cốm. Tuy nhiên, ít ai biết rằng lá sen còn chứa nhiều tác dụng khác có giá trị khác cho sức khỏe con người. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tường tận câu hỏi lá sen có tác dụng gì? Ai không nên uống nước lá sen?

Lá sen có tác dụng gì?

Theo Y Học Cổ Truyền, lá sen hơi chát và có vị đắng, tính mát giúp hạ nhiệt, tan máu tụ và có tác dụng cầm máu hiệu quả. Vậy uống nước lá sen khô có hại gì không, uống đài sen khô có tác dụng gì, các tác dụng chính của lá sen là gì, chúng ta hãy tìm hiểu nhé: 

Chữa mất nước

Những ai bị tiêu chảy vừa khỏi, cơ thể sẽ bị thiếu nước. Để chữa mất nước, hãy lấy lá sen non rửa sạch (lá chưa mở, còn cuộn lại càng tốt) sau đó thái nhỏ rồi ép lấy nước và uống nhiều lần trong ngày. Hoặc bạn có thể thái nhỏ rồi trộn với các loại rau ghém để ăn sống hằng ngày. Cách này sẽ giúp bạn chữa mất nước hiệu quả. 

Chữa máu hôi ra không hết sau khi sinh

Sau khi sinh máu hôi không ra hết sẽ khiến cơ thể có mùi khó chịu. Để máu hôi ra hết bạn có thể sao thơm 20-30g lá sen rồi tán nhỏ và uống với nước. Hoặc bạn sắc lá sen với 200ml nước, đến khi còn 50ml là được. Uống nước này sẽ giúp bạn chữa máu hôi chưa ra hết sau sinh hiệu quả. 

Công dụng của lá sen
Công dụng của lá sen

Chữa rối loạn mỡ máu

Lá sen chữa rối loạn mỡ máu rất tốt. Cách uống lá sen khô giảm mỡ máu như sau, bạn lấy một nắm lá sen khô rồi sắc nước uống trong ngày. Sau một thời gian tình trạng rối loạn mỡ máu sẽ được cải thiện.

Chữa mất ngủ

Lá sen khô chữa mất ngủ vô cùng hiệu quả. Bạn hãy lấy 30g lá sen loại bánh tẻ, rửa sạch, thái nhỏ rồi phơi khô sắc hoặc là hãm nước sôi để uống. Bài thuốc này có tác dụng chữa mất ngủ lớn hơn tâm sen.

Chữa sốt xuất huyết

Cách làm trà lá sen để chữa sốt xuất huyết đó là lấy 40g lá sen, 40g ngó sen hoặc thay bằng cỏ nhọ nồi, 30g rau má, 20g hạt mã đề rồi sắc uống mỗi ngày một thang. Nếu bị sốt xuất huyết nhiều, bạn có thể tăng liều lượng của lá và ngó sen lên 50-60g.

Chữa chảy máu cam, băng huyết hoặc là tiêu chảy ra máu

40g lá sen tươi, 12g rau má sao vàng, thái nhỏ. Sắc hỗn hợp với 400 ml nước cho đến khi còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.

Chữa ho ra máu và nôn ra máu

Lá sen chữa ho ra máu hiệu quả
Lá sen chữa ho ra máu hiệu quả

30g lá sen, 30g sinh địa, 30g ngó sen, 20g ngải cứu, 20g trắc bá, tất cả thái nhỏ, phơi khô và sắc uống trong ngày.

Chữa đau mắt

10g lá sen, 4g cúc hoa vàng, 10g hoa hòe sắc uống sẽ chữa đau mắt hiệu quả. Không chỉ vậy bài thuốc này còn chữa cao huyết áp hiệu quả.

Cho người huyết áp cao

Vậy những người huyết áp cao có uống được nước lá sen không, uống lá sen có hạ huyết áp không? Theo Đông y, lá sen có tính bình, vị đắng, vào can tỳ vị nên có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả, những người có huyết áp cao uống rất tốt. Còn những người bị huyết áp thấp thì không nên uống nước lá sen.

Đắp nhọt

Bạn lấy cuống lá sen đem sắc nước thật đặc rồi rửa lên vùng da bị mụn nhọt ngày 1-2 lần. Lấy 1 phần lá sen rửa sạch, giã thật nhuyễn cùng với cơm nếp sau đó đắp lên chỗ bị mụn nhọt. Mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

Xem thêm: Cây mật gấu có tác dụng gì đối với sức khỏe? Cách chế biến và sử dụng

Phòng chống béo phì

Cách uống lá sen khô giảm cân đó là bạn lấy một nắm lá sen tươi, 100g gạo tẻ, đem nấu cháo. Có thể cho thêm đường hoặc đậu xanh để tăng khả năng thanh nhiệt giải độc. Nếu bạn không có lá sen tươi thì có thể dùng lá sen khô. Tuy nhiên trước khi dùng bạn cần ngâm cho mềm.

Ngoài ra mỗi ngày bạn uống trà lá sen cũng vô cùng tốt, trong các ngày hè oi bức bạn có thể lấy lá sen để hãm nước sôi và uống thay trà để giải nhiệt, chống nóng.

Tác dụng của lá sen khô giảm béo
Tác dụng của lá sen khô giảm béo

2 cách nấu lá sen khô và tươi

Cách nấu nước lá sen tươi

Qua những thông tin bên trên chúng ta đã biết uống nước lá sen tươi có tác dụng gì? Dưới đây là cách nấu nước lá sen tươi mà bạn có thể tham khảo.

Lá sen sau khi mua về bạn rửa sạch sẽ rồi cắt bỏ cuống lá, vì cuống lá thường có vị đắng rất khó uống.

Sau đó bạn cuốn lá lại thành một cuốn rồi đem đi cắt sợi và dùng các sợi này để đi nấu trà.

Khi pha trà bạn cho lá sen đã cắt sợi vào ấm trà rồi đổ nước sôi vào. Nước đầu tiên chắt bỏ, đổ tiếp nước lần thứ hai rồi ủ trong vòng 5 phút là thưởng thức được.

Cách làm lá sen khô để uống

Lá sen sau khi mua về, bạn rửa sạch rồi dùng kéo hoặc dao cắt nhỏ lá sen khô hoặc dùng tay xé ra rồi cho vào rổ hoặc khay lớn.

Sau đó bạn đem lá đi phơi nắng hoặc có thể sấy bằng lò vi sóng để tiết kiệm thời gian với nhiệt độ 50 – 100 độ C từ 15 – 20 phút.

Lá sen không cần phơi quá khô, chỉ cần đủ héo là được. Sau khi lá đã khô héo, bạn đem đi nấu. Bạn hãy đun một nồi nước sôi có khoảng 3 lít nước rồi cho lá sen vào, cho đến khi nước sôi bạn hạ nhỏ lửa và để lửa liu riu khoảng 10 phút rồi tắt bếp.

Xem thêm: Lá mơ có tác dụng gì? Cách dùng lá mơ lông hiệu quả nhất

Những người không nên uống lá sen

Qua những thông tin trên chắc hẳn bạn đã biết uống nước hoa sen, lá sen có tác dụng gì. Tuy là dược liệu an toàn, rất tốt đối với sức khỏe, nhưng cũng có nhiều trường hợp không nên uống nước lá sen. Dưới đây là một số người không nên uống nước lá sen:

Những người đang mang thai không nên uống nước lá sen 
Những người đang mang thai không nên uống nước lá sen

Phụ nữ đang mang thai và cho con bú không nên uống nước lá sen khô hoặc tươi vì rất dễ gây ảnh hưởng đến bé.

Những người ở thể hàn cũng không nên sử dụng nước lá sen khô vì trong lá sen có tính lạnh. Những người có thể hàn sử dụng nước lá sen trong thời gian dài rất dễ gặp các triệu chứng như giảm trí nhớ, mệt mỏi, tim đập bất thường…

Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt cũng không nên sử dụng nước lá sen khô.

Nếu bạn đang sử dụng các thực phẩm hỗ trợ giảm cân thì cũng không nên dùng nước lá sen để uống thay thế cho nước lọc vì bản chất dùng lá sen là hỗ trợ giảm cân.

Lá sen tuy là được liệu an toàn nhưng đã là dược liệu thì bạn nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ hoặc người có chuyên môn trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Trên đây là các thông tin về lá sen. Hy vọng những thông tin này đã giúp bạn hiểu rõ lá sen có tác dụng gì, những ai không nên uống nước lá sen.