–>

Hướng dẫn đào móng và thi công lắp cầu nâng 1 trụ sửa xe ô tô

Trong quá trình sửa chữa và làm sạch xe tại các gara ô tô quy mô vừa và nhỏ, thì một trong những sản phẩm không thể và đặc biệt cần thiết đó là cầu nâng một trụ. Vậy nên đối với các cá nhân hoặc tổ chức mới đi vào mô hình kinh doanh gara ô tô hoặc trung tâm bảo dưỡng thì mối quan tâm lớn nhất chính là việc đào móng và thi công lắp đặt cầu nâng 1 trụ sao cho đạt chuẩn.

Để có thể được tư vấn và có những lời khuyên hữu ích nhất khi sử dụng sản phẩm nhằm hạn chế xảy ra những sự cố không đáng có, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách đào móng và thi công cầu nâng 1 trụ sửa xe ô tô.

Một số đặc điểm cơ bản của cầu nâng sửa xe 1 trụ

Hình ảnh thiết bị cầu nâng 1 trụ
Hình ảnh thiết bị cầu nâng 1 trụ

Ở nước ta hiện nay tồn tại 2 sản phẩm cầu nâng đó là cầu nâng sản xuất nội địa và cầu nâng nhập khẩu từ Ấn Độ. Vậy giữa sản phẩm cầu nâng sản xuất trong nước và sản phẩm nhập khẩu từ Ấn Độ có những điểm gì khác nhau?

  • Về chất lượng ty nâng: 2 sản phẩm này có thể khác nhau.
  • Kích thước sản phẩm: kích thước ty trong, ty ngoài có sự khác nhau nhưng không đáng kể. Ví dụ: Chiều dài ty ben của Ấn Độ thường dài hơn ty ben của Việt Nam khoảng 10cm.

Vậy nên khi tiến hành đào móng cầu nâng ô tô 1 trụ, dù hình thức lắp đặt là âm nền hay trên mặt nền cũng cần quan tâm đến độ sâu của móng.

Cách đào móng và lắp cầu nâng 1 trụ rửa xe kiểu lắp nổi

Cách đào móng và lắp đặt cầu nâng nổi không chỉ dễ dàng trong việc thi công đối với thợ đào hố móng mà còn rất tiện dụng trong quá trình sử dụng. giúp tiết kiệm được nhiều thời gian , việc sửa chữa trụ nâng và thay phốt cũng trở nên thuận lợi hơn nhiều so với việc lắp âm nền.

 Ảnh bản vẽ cầu nâng 1 trụ nhập khẩu Ấn Độ
Ảnh bản vẽ cầu nâng 1 trụ nhập khẩu Ấn Độ

Đối với cầu nâng nhập khẩu Ấn Độ

Vì sản phẩm cầu nâng nhập khẩu của Ấn Độ có kích thước ty ben là 2,2m nên khi tiến hành lắp đặt cầu nâng này, thợ thi công cần đào 1 hố móng với độ sâu là 2,5 mét ; chiều dài rộng là 1,2 mét. Về lớp nền bê tông cho móng bạn nên sử dụng lớp bê tông có cốt thép dày 30cm, mác 300 và chú ý làm sao để từ mặt bê tông đáy lên đến mặt nền là 2,2m.

Xem thêm: Mua bán cầu nâng 1 trụ cũ đã qua sử dụng giá cao uy tín

Đối với cầu nâng rửa xe 1 trụ Việt Nam

Về thao tác tiến hành đối với cầu nâng 1 trụ của Việt Nam cơ bản cũng giống với thao tác đào móng cầu nâng nhập khẩu Ấn Độ. Tuy nhiên, vì 2 sản phẩm này có đôi chút chênh lệch về kích thước sản phẩm, chiều dài ty nâng của cầu nâng Việt Nam chỉ dài 2,1 mét nên thay vì đào móng sâu 2,5 mét như cầu nâng Ấn Độ thì bạn chỉ cần đài móng sâu 2,4 mét.

Lớp bê tông trên bề mặt móng cũng có độ dày là 30cm, và chiều cao của bê tông từ đáy lên đến mặt nền phù hợp chỉ khoảng 2,1m, bằng với kích thước của ty Việt Nam.

Sau khi thi công, nếu kiểm tra và thấy nền móng đã đạt đủ điều kiện vậy có nghĩa là bạn có thể tiến hành lắp đặt cầu nâng rồi. Cần lưu ý, thời gian để lớp nền bê tông khô và đạt đủ điều kiện là từ 5-7 ngày, sau đó bạn có thể cho ty nâng xuống và tiến hành lắp đặt căn chỉnh.

Dưới đây là quy trình lắp đặt cầu nâng chuẩn và chính xác, bạn đọc nhớ chú ý theo dõi để có thể lắp đặt thành công, dễ dàng nhé!

  • Tiến hành đưa ty nâng xuống móng nền đã đổ.
  • Tiếp theo là giai đoạn quan trọng nhất khi lắp đặt cầu nâng 1 trụ: cân bằng ty nâng bằng thước thủy lực.
  • Sau khi hạ ty nâng xuống cần tiến hành lấp cát vào hố móng thật khéo léo để không làm ảnh hưởng đến sự cân bằng của ty nâng. Sau đó tiến hành đổ cát vào hố cầu để tạo ra một khối vững chắc, giúp cho ty được cố định tại một vị trí (đổ cát sao cho khoảng cách giữa hố cầu và mặt bằng là 300mm).
  • Bước tiếp theo: lắp đặt đường dẫn đầu để nối ty cầu nâng với bình chứa dầu thủy lực. Khi lắp đặt cần chú ý làm sao để đường dầu không bị rò rỉ để quá trình vận hành cầu nâng không bị ảnh hưởng.
  • Lắp đặt thanh đỡ và bàn nâng, thanh dẫn cầu ô tô.
  • Sau khi lắp đặt xong các bộ phận của cầu nâng với nhau, cần tiến hành gia cố thêm 1 lớp bê tông ở trên cổ của ben nâng rửa xe ô tô, để cầu nâng được cố định nhằm tránh nghiêng đổ trong quá trình vận hành.

Lưu ý: để đạt được hiệu quả hoạt động tốt, quá trình thi công móng cần hoàn thành trước khi tiến hành lắp đặt ít nhất từ 7-10 ngày. Dung tích lý tưởng để bình nén khí hoạt động tốt là 200L trở lên và trọng lượng tốt nhất là 12 cân (bar).

Một số vấn đề cần lưu ý khi làm móng máy nâng rửa xe ô tô lắp nổi

Khi tiến hành lắp đặt cầu nâng 1 trụ cần lưu ý:

  • Đường kính hố móng cầu nâng phải đảm bảo theo thông số của nhà sản xuất, không được quá nhỏ hoặc quá lớn.
  • Đáy móng của cầu nâng cần phải đảm bảo được yêu cầu.
  • Chú ý làm đường dẫn nhớt trong khâu đào móng.

Cách đào móng và lắp cầu nâng 1 trụ rửa xe kiểu lắp âm nền

Việc lắp đặt cầu nâng 1 trụ kiểu âm nền không đơn giản như khi lắp đặt cầu nâng nổi mà có phần phức tạp hơn. Từ việc tạo độ cao cho móng cầu đến khoảng trống còn lại trên mặt nền để vừa đặt được 2 bàn nâng đều đòi hỏi một sự tập trung cao độ.

Quá trình lắp đặt thiết bị cũng đòi hỏi người tiến hành thi công hết sức cẩn thận và tỉ mỉ để bàn nâng sau khi lắp đặt không được thấp hơn hoặc cao hơn so với mặt nền. Khoảng trống để đặt bàn nâng cũng không được quá lớn hoặc quá nhỏ. Thông số lắp đặt cầu nâng, cụ thể như sau:

Đối với cầu nâng Ấn Độ

Vì sản phẩm cầu nâng nhập khẩu của Ấn Độ có kích thước ty ben là 2,2m nên khi tiến hành lắp đặt cầu nâng này, thợ thi công cần đào 1 hố móng với độ sâu là 2,5 mét ; chiều dài rộng là 1,2 mét. Về lớp nền bê tông cho móng bạn nên sử dụng lớp bê tông có cốt thép dày 30cm, mác 300 và chú ý làm sao để từ mặt bê tông đáy lên đến mặt nền là 2,2m. 

Đối với cầu nâng rửa xe 1 trụ Việt Nam

Về thao tác tiến hành đối với cầu nâng 1 trụ của Việt Nam cơ bản cũng giống với thao tác đào móng cầu nâng nhập khẩu Ấn Độ. Tuy nhiên, vì 2 sản phẩm này có đôi chút chênh lệch về kích thước sản phẩm, chiều dài ty nâng của cầu nâng Việt Nam chỉ dài 2,1 mét nên thay vì đào móng sâu 2,5 mét như cầu nâng Ấn Độ thì bạn chỉ cần đài móng sâu 2,4 mét. 

Lớp bê tông trên bề mặt móng cũng có độ dày là 30cm, và chiều cao của bê tông từ đáy lên đến mặt nền phù hợp chỉ khoảng 2,1m, bằng với kích thước của ty Việt Nam. 

Sau khi thi công, nếu kiểm tra và thấy nền móng đã đạt đủ điều kiện vậy có nghĩa là bạn có thể tiến hành lắp đặt cầu nâng rồi. Cần lưu ý, thời gian để lớp nền bê tông khô và đạt đủ điều kiện là từ 5-7 ngày, sau đó bạn có thể cho ty nâng xuống và tiến hành lắp đặt căn chỉnh. 

Dưới đây là quy trình lắp đặt cầu nâng chuẩn và chính xác, bạn đọc nhớ chú ý theo dõi để có thể lắp đặt thành công, dễ dàng nhé!

  • Tiến hành đưa ty nâng xuống móng nền đã đổ. 
  • Tiếp theo là giai đoạn quan trọng nhất khi lắp đặt cầu nâng 1 trụ: cân bằng ty nâng bằng thước thủy lực. 
  • Sau khi hạ ty nâng xuống cần tiến hành lấp cát vào hố móng thật khéo léo để không làm ảnh hưởng đến sự cân bằng của ty nâng. Sau đó tiến hành đổ cát vào hố cầu để tạo ra một khối vững chắc, giúp cho ty được cố định tại một vị trí (đổ cát sao cho khoảng cách giữa hố cầu và mặt bằng là 300mm). 
  • Bước tiếp theo: lắp đặt đường dẫn đầu để nối ty cầu nâng với bình chứa dầu thủy lực. Khi lắp đặt cần chú ý làm sao để đường dầu không bị rò rỉ để quá trình vận hành cầu nâng không bị ảnh hưởng. 
  • Lắp đặt thanh đỡ và bàn nâng, thanh dẫn cầu ô tô. 
  • Sau khi lắp đặt xong các bộ phận của cầu nâng với nhau, cần tiến hành gia cố thêm 1 lớp bê tông ở trên cổ của ben nâng rửa xe ô tô, để cầu nâng được cố định nhằm tránh nghiêng đổ trong quá trình vận hành. 

Lưu ý: để đạt được hiệu quả hoạt động tốt, quá trình thi công móng cần hoàn thành trước khi tiến hành lắp đặt ít nhất từ 7-10 ngày. Dung tích lý tưởng để bình nén khí hoạt động tốt là 200L trở lên và trọng lượng tốt nhất là 12 cân (bar). 

Xem thêm: Top 4 cầu nâng 1 trụ được lắp đặt nhiều nhất 2021

Một số vấn đề cần lưu ý khi làm móng máy nâng rửa xe ô tô lắp nổi

Khi tiến hành lắp đặt cầu nâng 1 trụ cần lưu ý những gì?
Khi tiến hành lắp đặt cầu nâng 1 trụ cần lưu ý những gì?
  • Đường kính hố móng cầu nâng phải đảm bảo theo thông số của nhà sản xuất, không được quá nhỏ hoặc quá lớn.
  • Đáy móng của cầu nâng cần phải đảm bảo được yêu cầu.
  • Chú ý làm đường dẫn nhớt trong khâu đào móng.

Cách đào móng và lắp cầu nâng 1 trụ rửa xe kiểu lắp âm nền

Việc lắp đặt cầu nâng 1 trụ kiểu âm nền không đơn giản như khi lắp đặt cầu nâng nổi mà có phần phức tạp hơn. Từ việc tạo độ cao cho móng cầu đến khoảng trống còn lại trên mặt nền để vừa đặt được 2 bàn nâng đều đòi hỏi một sự tập trung cao độ.

Quá trình lắp đặt thiết bị cũng đòi hỏi người tiến hành thi công hết sức cẩn thận và tỉ mỉ để bàn nâng sau khi lắp đặt không được thấp hơn hoặc cao hơn so với mặt nền. Khoảng trống để đặt bàn nâng cũng không được quá lớn hoặc quá nhỏ. Thông số lắp đặt cầu nâng, cụ thể như sau:

Đối với cầu nâng Ấn Độ

Bản vẽ móng cầu nâng 1 trụ Ấn Độ kiểu lắp âm nền
Bản vẽ móng cầu nâng 1 trụ Ấn Độ kiểu lắp âm nền

Đối với giàn nâng nhập khẩu Ấn Độ có chiều dài ty nâng là 2,2m thì nếu như các yếu tố như địa chất và thổ nhưỡng tại khu vực lắp đặt không bị lún thì người thợ thi công chỉ cần đào móng với độ sau từ 2,5 đến 2,65 mét và đổ bê tông mác 300 dày khoảng 30cm. Còn lại mặt chiều dài từ mặt nền đáy móng lên đến mặt nền hoàn thiện là 2,35m (bao gồm 2,2m là chiều dài của ty nâng và 15cm chiều dày bàn nâng).

Đối với cầu nâng sản xuất trong nước

Cầu nâng sản xuất tại Việt Nam có chiều dài ty nâng là 2,1m nên các thông số phù hợp khi đào móng và lắp đặt như độ cao từ mặt bê tông đáy lên đến mặt hoàn thiện là 2,25 (bao gồm chiều dài của ty nâng cầu thủy lực 1 trụ là 2,25, và phần âm nền của mặt bàn là 15cm).

Bản vẽ móng cầu nâng 1 trụ lắp nền của Việt Nam
Bản vẽ móng cầu nâng 1 trụ lắp nền của Việt Nam

Một số nhược điểm khi lắp đặt cầu nâng rửa xe một trụ âm nền

Khi lựa chọn lắp đặt cầu nâng âm nền bạn cần phải chuẩn bị một hệ thống thoát nước cực kì tốt vì đất cát bám trên xe ô tô sau khi rửa thường chảy xuống những vị trí thấp nhất. Vậy nên có một quy tắc để bạn có thể kiểm tra khả năng thoát nước đó là nếu đầu chảy ra ngoài không thấp hơn đầu chảy vào ống thì nước sẽ không thoát ra ngoài được.

Nếu bạn thấy vị trí xung quanh cầu nâng âm nền có hiện tượng cát và bùn bám thành đống và có mùi hôi của nước thải và bùn đen thì điều này chứng tỏ hệ thống thoát nước của bạn chưa tốt.

Trong quá trình lắp đặt cầu nâng âm nền, người dùng có thể hạ xuống ngay hoặc quay 180 độ ngược lại.

Sau khi đọc và tham khảo hướng dẫn đào móng và thi công lắp cầu nâng 1 trụ rửa xe ô tô theo 2 kiểu lắp nổi và âm nền và bỏ túi những mặt tốt và chưa tốt của sản phẩm thì dù là lắp đặt với hình thức nào thì điều quan trọng mà bạn nên nhớ là là là lựa chọn những đơn vị có uy tín để tiến hành thi công và lắp đặt cầu nâng 1 trụ. Bời có như vậy thì bàn nâng sau khi lắp đặt mới có thể chắc chắn và đảm bảo chất lượng cũng như độ bền cho người sử dụng. caunang.com.vn hy vọng bài sẽ là nguồn tham khảo hữu ích dành cho những cá nhân/tổ chức đang có nhu cầu mua và lắp đặt cầu nâng 1 trụ.