–>

Quy trình lắp đặt barrier, hàng rào tự động tiêu chuẩn

Hiện nay chúng ta rất dễ bắt gặp hình ảnh những chiếc barrier tự động tại cổng vào của các công ty, cơ quan, chung cư, bệnh viện. Vậy khi lắp đặt barrier ta cần lưu ý những gì? Hãy cùng tìm hiểu cách lắp đặt barie trong bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!

Hướng dẫn lắp đặt barrier

Bước 1: Trước khi lắp đặt barrier bạn cần trang bị đầy đủ các thiết bị sau đây:

– Tủ barrier

– Thanh chắn

– Các thiết bị phụ trợ khác như vòng cảm biến nhận diện xe, giá đỡ, điều khiển từ xa…

Bước 2: Tiến hành làm đế móng cho thiết bị

Để lắp đặt barrier bạn cần làm đế móng.

– Trước khi đổ bê tông, bạn hàn 4 bulong của barrier vào một bảng sắt.

– Đổ một lớp bê tông theo dạng hình đế của barrier, lớp này sẽ có chiều cao khoảng từ 30 – 50 cm.

– Chờ khoảng 2 đến 3 ngày cho đế bê tông cứng lại rồi mới bắt đầu lắp đặt.

Bước 3: Lắp đặt tủ và thanh chắn

Bạn dựng barrier vào đế bê tông đã khô và bắt 4 bu lông ở đáy. Lưu ý các đầu thừa của dây vòng từ và dây nguồn phải đẩy vào đáy tủ.

Bước 4: Đấu nối dây nguồn

Dấu dây nguồn với bảng mạch điều khiển
Dấu dây nguồn với bảng mạch điều khiển

Đấu dây nguồn với bảng mạch điều khiển, sau đó:

– Cài đặt lại tần số cho bộ điều khiển

– Lắp đặt thanh chắn vào thân của barrier

– Lắp thanh đỡ đầu thanh chắn nếu như cần dài > 4m

– Căn chỉnh lại lò xo, tiến hành đấu nối dây nguồn, dây vòng từ và dây đèn LED…

Bước 5: Kiểm tra và chạy thử nghiệm thiết bị

Kiểm tra lại tất cả các đầu nối dây điện nguồn, vị trí cơ khí và đưa các đầu dây thừa vào vị trí hợp lý trước khi kết thúc lắp đặt.

Cắm điện và tiến hành chạy thử xem hệ thống hoạt động có trơn tru không, thanh chắn nâng hạ có tốt không, có gặp tình trạng rung lắc khi hoạt động hay không.

Xem thêm: Cách xử lý thanh chắn barrier bị lỗi nhanh và hiệu quả nhất

Những điều cần lưu ý khi lắp đặt barie tự động

Khi lắp đặt hệ thống barie bạn cần chú ý những điều sau:

Ngắt toàn bộ nguồn điện cung cấp khi lắp đặt

Khi tiến hành lắp đặt bạn phải đảm bảo đã ngắt toàn bộ nguồn điện cung cấp cho trụ barie. Như vậy sẽ đảm bảo an toàn cho người thực hiện lắp đặt.

Các thiết bị lắp đặt cùng barrier tự động 

Những thiết bị đi kèm với barrier như: cảm biến hồng ngoại, đầu đọc thẻ, điều khiển từ xa, cảm biến từ… Trong khi lắp đặt bạn cần ghép các đầu nối trùng khớp với nhau theo sơ đồ hướng dẫn của nhà sản xuất. Việc lắp đặt đúng kỹ thuật sẽ hạn chế các rủi ro không cần thiết, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Vị trí để lắp barrier

Lắp đặt barie ở vị trí bằng phẳng, khô ráo
Lắp đặt barie ở vị trí bằng phẳng, khô ráo

Khi lắp đặt thanh chắn đường barrier tự động cần phải lựa chọn nơi khô ráo, không bị ngập nước. Điều này để đảm bảo tuổi thọ của barrier và các thiết bị đi kèm. Khi đã lựa chọn được vị trí lắp đặt rồi thì khách hàng cần củng cố lại khối bê tông để barrier đứng vững.

Khi đã cố định được vị trí của barrier tự động, bạn cần đặt sao cho barrier gắn với các chân ốc gắn liền dưới đường. Bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến độ bền của thiết bị về sau.

Nguồn điện sử dụng cho barrier 

Nguồn điện thích hợp cho cổng barrier là nguồn 220V. Vì thế khi kéo dây cho barrier bạn cần lựa chọn loại dây có chất lượng tốt. Barrier cũng thường được lắp đặt ở dưới tầng hầm hoặc ở ngoài trời nên hệ hệ thống điện nối với barrier cần phải được đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Nối thẳng thiết bị xuống đất

Việc nối thẳng xuống đất sẽ tránh được những mối nguy hiểm khi có sự cố rò rỉ điện từ thiết bị. Nếu nối đất, điện rò sẽ theo đó đi thẳng xuống đất và không gây nguy hiểm cho những người ở xung quanh.

Ưu tiên sử dụng cáp điện 2.0mm

Cáp điện sử dụng để cung cấp điện cho barie nên chọn loại 2.0mm để đảm bảo độ bền và hoạt động ổn định hơn. Bởi cáp điện 2.0mm có độ bền cao, chịu được nhiều tác động từ môi trường bên ngoài.

Xem thêm: Cổng barrier là gì? Giá bán barrier tự động bao nhiêu?

Không thay đổi kết cấu của barrier

Không nên tự ý thay đổi hoặc chỉnh sửa kết cấu của sản phẩm
Không nên tự ý thay đổi hoặc chỉnh sửa kết cấu của sản phẩm

Tuyệt đối không được thay đổi các kết cấu bên trong của barie. Thiết bị này đã được nghiên cứu, được lắp ráp theo quy chuẩn nên không được thay đổi bất kỳ bộ phận hoặc linh kiện nào ở bên trong thiết bị. Tránh xảy ra những sự cố không mong muốn trong quá trình vận hành.

Không mở tủ điều khiển khi thiết bị đang hoạt động

Nếu mở tủ điều khiển khi thiết bị đang hoạt động có thể gây nguy hiểm cho người thực hiện hoặc khiến cho barrier bị ngưng giữa chừng. Nếu muốn điều chỉnh hoặc sửa chữa tủ điều khiển thì bạn cần ngắt nguồn điện rồi mới thực hiện.

Trên đây là các thông tin liên quan đến việc lắp đặt barrier tự động. Nếu bạn có nhu cầu lắp đặt sản phẩm nên tìm hiểu kỹ về cách lắp đặt hoặc lựa chọn đơn vị cung cấp, lắp đặt uy tín.