–>

Lắp đặt cầu nâng 2 trụ và những điều cần biết

Trong 1 gara sửa chữa, bảo dưỡng ô tô chuyên nghiệp, lắp đặt cầu nâng 2 trụ là thiết bị có khả năng nâng hạ ô tô thiết yếu. Sản phẩm có độ an toàn cao và linh hoạt trong không gian sửa chữa xe hơi.

Thiết kế của cầu nâng 2 trụ được cải thiện, giúp cho người dùng có thể thuận tiện trong công việc nâng hạ chiều cao. Trên hết, khi người dùng sử dụng thiết bị có thể cải thiện được những sự bất tiện của các dụng cụ khác như kích nâng hoặc hầm chui, mang tới cho những người thợ kỹ thuật.

Xem thêm: Điểm khác nhau giữa cầu nâng cắt kéo và cầu nâng 2 trụ

Bài viết sau đây, người viết sẽ giới thiệu tới người tiêu dùng về loại thiết bị cầu nâng 2 trụ.

Cầu nâng ô tô 2 trụ giằng trên
Cầu nâng ô tô 2 trụ giằng trên

Đặc điểm về thiết bị cầu nâng 2 trụ

Giống như những sản phẩm cầu nâng khác, cầu nâng 2 trụ giúp cho thợ sửa xe dễ dàng thực hiện công việc sửa gầm xe ô tô. Bởi thiết bị đảm nhiệm chức năng nâng lên, hạ xuống thiết bị xe ô tô. Có 2 loại sản phẩm cầu nâng 2 trụ là cầu nâng giằng trên và cầu nâng giằng dưới.

Cầu nâng 2 trụ giằng dưới thích hợp cho vị trí lắp đặt ở những gara, nhà xưởng có chiều cao thấp và diện tích nhỏ. Bởi bộ phận giằng ở phía dưới nối tiếp 2 trụ cầu và chi tiết bàn nâng có thể nâng ô tô mà không bị kịch trần ô tô.

Sản phẩm cầu nâng 2 trụ giằng trên có cấu tạo chắc chắn đối với người sử dụng. Chi tiết bình dầu và dây cáp được thiết kế ở phía cao nên người sửa xe ô tô dễ dàng đưa xe vào vị trí của cầu nâng.

Thiết bị cầu nâng được làm từ chất liệu đạt tiêu chuẩn
Thiết bị cầu nâng được làm từ chất liệu đạt tiêu chuẩn

Cấu tạo của cầu nâng 2 trụ

Hiện nay, các loại cầu nâng ô tô 2 trụ hầu hết đều có cấu tạo gần giống nhau. Khi bảo dưỡng, sửa chữa, để nâng ô tô lên khỏi mặt sàn thì những nhà sản xuất cầu nâng cần thiết kế về cấu tạo sản phẩm cẩn thận tỉ mỉ và dùng chất liệu cao cấp để sản xuất cầu nâng.

Thiết bị có cấu tạo động cơ mô tơ điện hoạt động mạnh mẽ, chất lượng. Để quá trình vận hành của cầu nâng liên tục trong khoảng thời gian dài thì hệ thống dầu bơm thủy lực cần đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Thân của trụ cầu được làm từ nguyên liệu thép, có mạ crom dày dặn, chắc khỏe. Ống dẫn thủy lực và khóa hãm bằng khí nén được gia công từ hợp kim chống gỉ sét.

Lắp đặt cầu nâng 2 trụ và những điều cần biết
Trụ cầu cần chắc chắn để có thể giữ vững xe ô tô

Thiết bị được thiết kế khoảng cách giữa 2 cầu nâng trụ lớn hơn xe ô tô để  trong quá trình sửa chữa ô tô hoặc mở cửa xe, ô tô không bị va chạm vào thành trụ gây hỏng cửa hoặc xước sơn xe.

Để tránh tình trạng xe hơi bị rơi xuống thì hệ thống an toàn và kết nối dây cáp phải được làm từ những nguyên liệu cao cấp. Thông qua hai cánh tay bên thân cầu nâng, hành trình nâng hạ xe ô tô được thực hiện có gắn thêm hệ thống cảm biến để bảo vệ hệ thống cầu nâng một cách tối ưu.

Phương pháp cơ bản lắp đặt cầu nâng 2 trụ

Khi đã có mặt bằng để lắp đặt cầu nâng ô tô 2 trụ thì bạn cần chuẩn bị nguyên liệu như cát, đá, xi măng và các dụng cụ cần thiết như móng, xẻng…. để làm móng bê tông.

Cầu nâng ô tô 2 trụ giằng dưới
Cầu nâng ô tô 2 trụ giằng dưới

Trong quá trình lắp đặt cầu nâng ô tô, thợ kỹ thuật cần chuẩn bị nguồn điện áp ổn định để các thao tác thi công lắp đặt cầu nâng được thuận tiện và dễ dàng.

Thợ kỹ thuật cần lắp đặt cầu nâng 2 trụ theo quy trình sau:

– Đầu tiên, nhân viên kỹ thuật cần đào 2 hố móng theo kích thước 1:1:1m, sao cho viền hố móng có khoảng cách tương ứng với các trụ cầu và thanh giằng. Khoảng cách giữa tường và viền ngoài mỗi hố móng tối thiểu 0.5m.

Thợ kỹ thuật cần đào hố móng đúng theo tỉ lệ kích thước
Thợ kỹ thuật cần đào hố móng đúng theo tỉ lệ kích thước

– Thợ kỹ thuật tiến hành đổ 1 lớp bê tông bề mặt theo đúng tiêu chuẩn. trong quá trình đổ móng bê tông, người dùng cần chú ý đánh dấu vị trí tâm móng để tránh sai sót. Sau đó, dùng bàn chà tán phẳng lớp bê tông có độ bằng so với mặt nền.

– Để móng bê tông nghỉ trong thời gian từ 5 đến 7 ngày tùy thuộc vào nhà xưởng, gara ô tô đặt vị trí cầu nâng ở bên trong nhà hay ngoài trời. Thợ kỹ thuật cho bê tông khô rồi tiến hành lắp cột trụ của cầu nâng.

– Bước tiếp theo, thợ kỹ thuật tiến hành khoan lỗ và đóng bu lông nở để cố định chân cầu nâng. Sau đó lắp mô tơ và bình dầu. Để tránh tình trạng cầu nâng bị rò rỉ dầu, thợ kỹ thuật lưu ý tới vị trí kết nối ty ben vào đường dẫn dầu.

– Sau đó, để đảm bảo xe ô tô được nâng với lực cân bằng thì khi lắp ráp cầu nâng 2 trụ, người thợ kỹ thuật cần phải cân chỉnh 2 cáp có độ căng bằng nhau. Chi tiết bu lông được vặn chắc chắn để tăng độ căng của dây cáp.

Dây cáp của thiết bị chắc chắn thì mới nâng đỡ ô tô trong thời gian dài
Dây cáp của thiết bị chắc chắn thì mới nâng đỡ ô tô trong thời gian dài

– Bước cuối cùng, nhân viên kỹ thuật tiến hành nối nguồn điện vào cầu nâng, lắp tay nâng và vận hành thiết bị. Khi thiết bị đã hoạt động ổn định thì cầu nâng sẽ được bàn giao cho chủ gara ô tô.

Như vậy, khi lắp đặt cầu nâng 2 trụ, trước tiên người dùng cần tìm hiểu kỹ về loại thiết bị cầu nâng mà bạn lắp đặt. Sau đó tiến hành quy trình lắp đặt cầu nâng ô tô.

Nếu bạn có dự định mở gara sửa chữa ô tô và nhu cầu đầu tư cầu nâng thì hãy liên hệ tới số điện thoại 0912370282 để sở hữu thiết bị cầu nâng chính hãng chất lượng tốt và giá thành ưu đãi nhất trên thị trường.

Post Your Comment Here

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *