–>

Năng lực là gì? Đặc điểm và các dạng năng lực

Năng lực là những kiến thức‚ kỹ năng cũng như khả năng và hành vi của bản thân một người nào đó để đáp ứng một công việc‚ một nhiệm vụ nào đó. Vậy năng lực là gì? Đặc điểm và có các dạng năng lực nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Năng lực là gì?

Năng lực là chính những kiến thức‚ những kỹ năng cũng như khả năng và hành vi của một người để đáp ứng‚ thực hiện một công việc‚ nhiệm vụ nào đó khi được giao phó và cần phải bảo đảm cho công việc‚ nhiệm vụ đó được hoàn thành hiệu quả ở mức độ cao nhất‚ trong một thời gian nhanh nhất.

Năng lực sẽ được hình thành trên cơ sở các tư chất tự nhiên của cá nhân và cần phải trải qua quá trình công tác, rèn luyện thường xuyên để ngày càng hoàn thiện và phát triển hơn.

Năng lực là những kiến thức, kỹ năng và hành vi của một người
Năng lực là những kiến thức, kỹ năng và hành vi của một người

Năng lực tiếng Anh là gì? Năng lực trong tiếng Anh là ability (khả năng, kỹ năng), aptitude (năng khiếu, khả năng) hoặc là efficiency (hiệu lực, hiệu quả, khả năng)…

Để hiểu rõ hơn năng lực là gì, chúng ta hãy xem một vài ví dụ về năng lực bản thân dưới đây. Ví dụ như năng lực lãnh đạo, năng lực chính trị, năng lực làm việc, năng lực truyền thông,… 

Vậy phát triển năng lực là gì? Là phát triển những khả năng hoàn thành nhiệm vụ đặt ra, trong đó việc tích cực hoạt động và giao lưu của cá nhân sẽ đóng vai trò quyết định.

Năng lực cốt lõi của học sinh trong giáo dục là gì? Năng lực cốt lõi của học sinh đó là năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác cũng như năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Xem thêm: Năng lực nghề nghiệp là gì? Các loại năng lực nghề nghiệp

Đặc điểm của năng lực

Để hiểu rõ phẩm chất năng lực là gì chúng ta hãy cùng xem năng lực có đặc điểm gì nhé. Năng lực sẽ được tích lũy từ những kiến thức, kỹ năng và thái độ qua quá trình học tập‚ rèn luyện tại các cơ sở giáo dục, công sở; qua những trải nghiệm thực tế trong cuộc sống thường ngày.

Đặc điểm của năng lực
Đặc điểm của năng lực

Mức độ năng lực của mỗi người sẽ khác nhau và phụ thuộc vào vốn sống‚ sự hiểu biết trong từng lĩnh vực, sự tiếp thu kiến thức của từng cá nhân.

Năng lực sẽ gắn liền với từng hoạt động cụ thể, được biểu hiện thông qua cách giải quyết công việc‚ học tập cũng như thực hiện nhiệm vụ của mỗi người. Năng lực của một người trong các hoạt động chính là khả năng tự điều khiển, tự quản lý và được hình thành trong quá trình sống cũng như giáo dục của mỗi người.

Ngoài ra, năng lực cũng sẽ chịu sự chi phối‚ sự ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố như: Môi trường làm việc, con người‚ gia đình, môi trường giáo dục…

Người nào có năng lực‚ có kỹ năng, có kiến thức cũng như trình độ chuyên môn cao trong công việc‚ trong một lĩnh vực nào đó thì người đó sẽ giải quyết được những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhanh chóng‚ dễ dàng và đạt hiệu quả cao.

Xem thêm: Phẩm chất là gì? Những phẩm chất của con người phúc hậu

Các dạng năng lực

Theo tâm lý học, năng lực có các dạng năng lực chung và năng lực chuyên môn

– Năng lực chung: Năng lực này cần thiết cho nhiều ngành hoạt động khác nhau như năng lực tưởng tượng, phán xét tư duy lao động, khái quát hoá,…

Năng lực chung và năng lực chuyên môn quan hệ mật thiết với nhau 
Năng lực chung và năng lực chuyên môn quan hệ mật thiết với nhau

– Năng lực chuyên môn: Đây là năng lực đặc trưng ở một trong những lĩnh vực nhất định của xã hội như năng lực hội họa, tổ chức, kinh doanh, âm nhạc, toán học…

Hai dạng năng lực chuyên môn và năng lực chung có mối quan hệ mật thiết với nhau. Năng lực chung chính là cơ sở và là căn cứ của năng lực chuyên môn. Nếu như năng lực chung phát triển thì sẽ càng dễ đạt tới năng lực chuyên môn.

Ngược lại, trong một điều kiện nhất định, sự phát triển của năng lực chuyên môn sẽ tác động tới sự phát triển của năng lực chung.

Thực tế trong cuộc sống, đặc biệt là trong công việc, mỗi cá nhân đều có năng lực chung ở trình độ cần thiết, đồng thời cần có thêm năng lực chuyên môn tương ứng và phù hợp với công việc.