–>

Rau chùm ngây kỵ với gì? Những ai không nên ăn rau chùm ngây

Chùm ngây có tác dụng bồi bổ cơ thể và hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt. Nhưng nếu không sử dụng đúng cách, loại rau này sẽ tạo thành độc tố trong cơ thể. Bạn phải tìm hiểu xem chùm ngây kỵ với gì để có thể dùng loại rau này hiệu quả nhất. Để tìm hiểu rau chùm ngây kỵ với gì hãy tìm hiểu trong bài viết này.

Rau chùm ngây có tác dụng gì?

Cây chùm ngây còn gọi là cây gì? Rau chùm ngây hay còn được gọi là cây chùm ngây Moringa là loại cây vô cùng phổ biến ở Việt Nam vì nó có khả năng chịu hạn tốt và phát triển vô cùng mạnh mẽ ở nơi có khí hậu nhiệt đới. Chỉ cần một mảnh vườn nhỏ và bỏ một chút công chăm sóc là bạn đã có rau chùm ngây để ăn cả một năm dài.

Loại rau này còn có hàm lượng dinh dưỡng vô cùng cao. Bạn có thể sử dụng hầu hết các bộ phận của loại cây này. Trong 100g lá có khoảng 337mg kali, 185mg canxi, 4mg sắt, 378 mg vitamin A, C, B1, B5,… và nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe khác.

Giá trị dinh dưỡng của rau chùm ngây vô cùng cao
Giá trị dinh dưỡng của rau chùm ngây vô cùng cao

Rễ cây chùm ngây

– Lợi tiểu, chống co giật và chống sưng.

– Một số nơi dùng nước của cây chùm ngây để tránh thai.

– Loại bỏ sỏi thận loại canxi Oxalat.

– Sắc lấy nước trị đau răng, đau tai… hiệu quả.

– Rễ tươi của cây non được dùng để trị nóng sốt, lá lách, phong thấp, sưng gan…

Vỏ thân cây chùm ngây

– Trị sâu răng, nóng sốt, đau dạ dày…

– Nhiều nơi dùng vỏ cây này vào tử cung để giãn nở, phá thai.

Lá cây chùm ngây

– Giã nát lá đắp lên vết thương giúp trị mụn nhọt, sưng. Lá cũng có thể trộn cùng mật ong để đắp lên mắt trị sưng đỏ.

Hạt cây chùm ngây

Hạt cây chùm ngây trị phong thấp hiệu quả
Hạt cây chùm ngây trị phong thấp hiệu quả

– Dầu được chế từ hạt trị phong thấp.

– Hạt trị táo bón, mụn cóc và giun sán.

– Hạt chùm ngây còn có tác dụng lọc nước nhờ chứa các chất “đa điện giải” tự nhiên có thể làm chất kết tủa để làm trong nước.

Vì có giá trị dinh dưỡng cao nên nhiều người tích cực sử dụng loại rau này trong bữa ăn hàng ngày mà không quan tâm nó kỵ với gì, có hợp với tất cả mọi người hay không. Khi dùng với tần suất dày đặc, chùm ngây sẽ gây ra các tác dụng ngược. Vì vậy bạn cần tìm hiểu tác hại của cây chùm ngây và sử dụng nó cho đúng cách.

Rau chùm ngây kỵ với gì? Ai không nên ăn rau chùm ngây?

Tác dụng của rau chùm ngây là không thể bàn cãi nhưng nó không phải loại rau phù hợp với mọi nhà. Bạn cần nắm rõ cây chùm ngây có độc không, rau chùm ngây kỵ với thực phẩm nào để không gặp phải các trường hợp không may. Khi sử dụng loại rau này, bạn cần chú ý một số vấn đề sau: 

Không dùng trong thời gian dài

Chùm ngây chứa lượng vitamin C, canxi rất cao, vì vậy bạn dùng nhiều sẽ không có lợi mà chỉ làm thừa chất. Đặc biệt, trẻ nhỏ không nên dùng loại rau này nhiều vì cơ thể chưa phát triển toàn diện. Chỉ nên ăn loại rau này 3 bữa 1 tuần, mỗi bữa không quá 20 – 39gr. Người lớn cũng chỉ nên ăn liều lượng vừa phải để không gây hại cho sức khỏe.

Không sử dụng vào buổi tối

Hình ảnh cây chùm ngây
Hình ảnh cây chùm ngây

Không sử dụng chùm ngây vào buổi tối, đặc biệt là các đối tượng thường xuyên mất ngủ bởi nó sẽ khiến bạn khó ngủ hơn.

Xem thêm: Cây mật gấu có tác dụng gì đối với sức khỏe? Cách chế biến và sử dụng

Mang thai không nên sử dụng 

Chùm ngây chứa chất alpha1-sitosterol, nó là một hoạt chất làm co giãn tử cung. Vì vậy khi ăn vào, bà bầu rất dễ bị sảy thai. Vì thế, bà bầu hãy tránh xa loại rau này và tuyệt đối cẩn thận. 

Chỉ sử dụng khi cây còn tươi

Khi vừa hái xuống bạn nên lấy dùng luôn. Lá non thường mềm hơn nhưng mùi vị lại hăng và không bùi bằng lá già. Tùy theo sở thích cá nhân mà bạn chọn loại lá mình yêu thích. Nếu chưa dùng ngay, bạn có thể bọc nó lại trong túi nilon đục lỗ rồi bỏ chúng trong tủ lạnh để rau không bị héo, không bị mất chất dinh dưỡng.

Tuy nhiên, bảo chỉ nên bảo quản trong tủ lạnh 1 – 2 ngày. Nếu muốn bảo quản được lâu hơn, bạn có thể phơi khô nó trong bóng râm rồi xay thành bột để dùng dần. Bột chùm ngây thích hợp để nấu cháo và bột cho trẻ em. Thời gian hái cho đến thời gian chế biến chỉ nên cách nhau 12 giờ.

Có thể xay chùm ngây thành bột để dùng dần
Có thể xay chùm ngây thành bột để dùng dần

Ngày nay ngoài phương pháp thủ công, nhiều nhà máy đang áp dụng công nghệ sấy lạnh, phơi khô mang lại hiệu quả cao mà lại rút ngắn thời gian chế biến.

Không nên nấu quá kỹ

Để giữ nguyên mùi vị cũng như các hàm lượng dinh dưỡng có trong chùm ngây bạn nên nấu nó ở mức vừa phải, không nên đun quá kĩ. Bên cạnh đó, rau đã có sẵn độ ngọt nên bạn không cần phải cho quá nhiều đường hoặc bột ngọt, điều này sẽ làm mất đi hương vị tự nhiên của rau.

Xem thêm: Lá mơ có tác dụng gì? Cách dùng lá mơ lông hiệu quả nhất

Trên đây là các thông tin về rau chùm ngây. Mong rằng bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp bạn có thể kiến thức về rau chùm ngây, hiểu rõ rau chùm ngây là gì và sử dụng nó hiệu quả nhất.