–>

Sales executive là gì? Yêu cầu và công việc của chuyên viên kinh doanh

Sales executive là thuật ngữ được sử dụng phổ biến hiện nay, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh, bán hàng. Vậy sales executive là gì? Yêu cầu và công việc như thế nào? Tất cả sẽ có trong nội dung thông tin chi tiết dưới đây của caunang.com.vn, chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều đó!

Sales executive là gì? Chuyên viên kinh doanh là gì?

Sales executive là thuật ngữ dùng để chỉ vị trí của nhân viên bán hàng hay còn được gọi là chuyên viên kinh doanh. Một chuyên viên kinh doanh – sales executive sẽ đảm nhận nhiệm vụ, chức năng điều hành và quản lý công việc kinh doanh tại một khu vực, bộ phận dựa theo sự bổ nhiệm, sự phân công của giám đốc và người có thẩm quyền. 

Sales executive nghĩa là gì?
Sales executive nghĩa là gì?

Định nghĩa sales executive nghĩa là gì còn được hiểu là quản lý bán hàng, thực hiện các công việc kinh doanh, cầu nối liên lạc chính giữa một tổ chức và khách hàng. Chuyên viên kinh doanh có thể xử lý các loại hàng hóa chung, ví dụ như hàng hóa trong các cửa hàng bách hóa, hoặc tập trung vào từng khu vực kinh doanh của công ty. Sales executive có nhiệm vụ chính là tập trung quản lý, thực thi không chỉ là mua và bán sản phẩm – dịch vụ.

Công việc của chuyên viên kinh doanh – sales executive là gì?

Một chuyên viên kinh doanh – sales executive sẽ thực hiện tất cả các công việc liên tới kinh doanh nhằm mục đích đem tới doanh thu cho doanh nghiệp. Các công việc đó là:

  • Nghiên cứu thị trường để xác định khả năng bán hàng, đánh giá nhu cầu của khách hàng.
  • Tìm kiếm các cơ hội bán hàng mới thông qua gọi điện thoại, mạng và phương tiện truyền thông xã hội.
  • Thiết lập các cuộc họp với khách hàng tiềm năng, lắng nghe các mong muốn và sự quan tâm của họ.
  • Chuẩn bị và cung cấp các bài thuyết trình phù hợp với các sản phẩm, dịch vụ
  • Tạo đánh giá, báo cáo thường xuyên với dữ liệu bán hàng và tài chính.
  • Đảm bảo có sẵn hàng để bán và trình diễn
  • Thay mặt công ty tham gia vào trong các triển lãm hoặc hội nghị
  • Đàm phán/ đóng giáo dịch và xử lý các khiếu nại, phản hồi.
  • Phối hợp với các thành viên trong nhóm để đạt được kết quả tốt hơn.
  • Thu thập các phản hồi từ khách hàng, khách hàng tiềm năng và chia sẻ trên các hội nhóm nội bộ.
  • ….

Nhiệm vụ của sales executive

Bán hàng

Dù các sales executive thường không bán hàng hóa, dịch vụ nhưng họ vẫn phải thực hiện nhiệm vụ này đối với khách hàng đặc biệt hoặc trường hợp nhân viên cấp dưới không đủ khả năng thực hiện. Sales executive thường dành khá nhiều thời gian làm đại lý bán hàng trước khi được thăng chức lên quản lý. Bởi vậy, khả năng bán hàng, giới thiệu sản phẩm và xử lý các giao dịch vô cùng nhanh chóng.

Bán hàng/dịch vụ của doanh nghiệp
Bán hàng/dịch vụ của doanh nghiệp

Chức năng quản lý

Đa số các công việc sales executive liên quan tới việc quản lý nhân viên bán hàng cấp dưới. Quản lý thường phải quảng cáo, phỏng vấn và thuê đại lý bán hàng cho chính doanh nghiệp của mình. Bên cạnh đó, cần phải đảm bảo rằng họ được đào tạo đúng cách, đặt ra các mục tiêu chuẩn hiệu suất, thúc đẩy nhân viên đạt mục tiêu bán hàng. Để thành công trong công việc quản lý, đòi hỏi người quản lý càn có kỹ năng tổ chức, lãnh đạo, giao tiếp bằng lời nói và văn bản tốt.

Trước khi trở thành sales executive, họ phải làm nhân viên kinh doanh nên rất thành thạo các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, đàm phán, nắm bắt được tâm lý khách hàng, xử lý các tình huống phát sinh.

Kỹ năng cần có của một sales executive là gì?

Kỹ năng sale

Kỹ năng sale là kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thấu hiểu tâm lý và hành vi của khách hàng. Khi đảm nhận vị trí chuyên viên sales, bạn cần phải chắc chắn đã làm chủ được các kỹ năng trên. Bên cạnh đó còn có thể sử dụng các công cụ đánh giá năng lực nhân sự để test khả năng của mình. Nếu như bạn không làm chủ được một trong số các kỹ năng này thì bạn khó có cơ hội thăng tiến ở vị trí sales executive.

Lắng nghe và truyền đạt thông tin

Đặc thù công việc là tiếp cận, chăm sóc khách hàng nên kỹ năng lắng nghe và truyền đạt thông cần phải tốt. Lắng nghe để từ đó thấu hiểu, nắm bắt được vấn đề mà khách hàng đang gặp phải, từ đó đề xuất hướng giải quyết sao cho hợp lý.

Kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng thuyết trình

Truyền đạt thông tin một cách ngắn gọn và dễ hiểu thì người đối diện mới muốn trò chuyện và dành nhiều thời gian cho bạn. Hơn nữa, đây là kỹ năng cần thiết để bạn có thể truyền đạt thông tin của khách hàng đến nhà quản lý sản phẩm.

Kỹ năng chăm sóc khách hàng

Ứng xử khéo léo và chăm sóc cho khách hàng để họ trở thành khách hàng thân thiết là diều mà các chuyên viên kinh doanh đang làm. Vì khách hàng thân thiết là nguồn dữ liệu “khổng lồ” mang tới doanh thu lớn cho doanh nghiệp.

Năng lực điều hành và quản lý

Bên cạnh công việc chăm sóc khách hàng, sales executive còn cần phải quản lý và xây dựng đội ngũ nhân viên cấp dưới. Do đó, năng lực điều hành và quản lý là không thể bỏ qua. Với mức độ cạnh tranh ngày càng cao, một chuyên viên kinh doanh cần phải trang bị thêm một số kỹ năng bổ trợ như:

  • Khả năng giao tiếp tiếng anh
  • Sử dụng thành thạo tin học văn phòng
  • Học hỏi về các chiến lược tiếp thị, phương thức quảng cáo mới.

Mức lương của sales executive bao nhiêu?

Tùy thuộc vào từng công ty, doanh nghiệp mà vị trí sales executive có mức lương khác nhau. Sales executive đảm nhận nhiều công việc khác nhau, ngoài lương cứng thì họ còn được hưởng thêm phần trăm hoa hồng dựa theo doanh số bán hàng mà họ đem về cho công ty, doanh nghiệp.

Mức lương của sales executive bao nhiêu
Mức lương của sales executive bao nhiêu

Dựa theo công cụ tra cứu lương, mức lương trung bình của chuyên viên kinh doanh sẽ từ 10 – 15 triệu đồng/tháng (chưa bao gồm doanh số, thưởng, các khoản phụ cấp…). Mức lương có thể tăng gấp đôi hoặc gấp 3 nếu như ký được nhiều hợp đồng, bán được nhiều sản phẩm, dịch vụ của công ty.

Sự khác biệt Sales Executive và Sales Manager

Sales Executive và Sales Manager là hai thuật ngữ hoàn toàn khác nhau, nhưng có khá nhiều người nhầm lẫn chúng là một. Vậy nên, caunang.com.vn sẽ giúp bạn phân biệt.

Sales Manager có nghĩa là trưởng phòng kinh doanh hay giám đốc kinh doanh, là đầu mối quan trọng trong mỗi doanh nghiệp, “cầm trịch” khâu phát triển thị trường, triển khai kế hoạch kinh doanh, đón đầu các xu thế kinh doanh “hot” giúp nâng cao từng milimet trong sự hài lòng của người dùng. Dưới đây là quyền hạn và trách nhiệm của sales manager.

Quyền hạn

  • Là người nắm quyền tuyển dụng, kỷ luật, khen thưởng, cấp phép cho nhân viên bán hàng, cửa hàng trưởng, giám sát bán hàng.
  • Là người đề xuất các chiến lược kinh doanh của công ty
  • Quyết định phân chia chỉ tiêu doanh số bán hàng cho các đơn vị trực thuộc, nhân viên kinh doanh.
  • Tiếp nhận, điều động nhân sự trong pham vi bộ phận kinh doanh

Trách nhiệm

  • Đảm bảo hoàn thành mục tiêu doanh thu: Thông qua việc dự đoán và phát triển chỉ tiêu kinh doanh, sale manager cần phải đảm bảo doanh số của đội nhóm, cá nhân theo đúng lịch trình đã vạch ra.
  • Quản lý đội ngũ nhân viên: Tổ chức các kỳ thi đánh giá, huấn luyện kỹ năng cho nhân viên theo từng tháng. Khen thưởng đối với các nhân viên có thành tích tốt.
  • Quản trị hành chính: Phối hợp với các hoạt động khác của công ty.
  • Chịu trách nhiệm về tài chính: Lập kế hoạch dự toán ngân sách để thực hiện các chiến lược bán hàng, trình lên giám đốc bán hàng xem xét và phê duyệt.

Với các nội dung thông tin có trong bài viết trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ được khái niệm, kỹ năng cần thiết của một sales executive. Truy cập website caunang.com.vn để tìm hiểu nhiều thông tin hữu ích khác.