Sóng điện từ là gì? Phân loại, tính chất của sóng điện từ
Hiện nay, sóng điện từ được ứng dụng nhiều trong cuộc sống dùng để kết nối và truyền tải dữ liệu. Nếu bạn chưa biết sóng điện từ là sóng gì? Nguyên tắc cũng như phân loại,… thì đừng bỏ lỡ nội dung thông tin có trong bài viết dưới đây của caunang.com.vn!

Sóng điện từ là sóng gì?
Sóng điện từ còn được biết đến với tên gọi là bức xạ điện từ là sự kết hợp của dao động điện trường và từ trường vuông góc với nhau; chúng lan truyền trong không gian như một loại sóng; vì là sóng nên có tính chất hạt thường là hạt “photon”. Bước sóng của sóng điện từ sẽ khoảng 400 – 700nm và có thể quan sát bằng mắt thường thông qua ánh sáng chúng phát ra. Khi lan truyền, sóng điện từ mang theo năng lượng, động lượng, thông tin.
Phân loại bước sóng điện từ
Bước sóng điện từ hay sóng điện từ có nhiều loại khác nhau, cụ thể
Phân loại sóng điện từ dựa trên độ dài của bước sóng
Tên sóng | Độ dài bước sóng | Năng lượng | Tính chất | Ứng dụng |
Sóng cực ngắn | 1-10m | Sở hữu lượng năng lượng rất lớn | Không bị hấp thụ hay phản xạ bởi tầng điện ly | Ứng dụng trong ngành thiên văn học, phục vụ nghiên cứu vũ trụ. |
Sóng ngắn | 10-100mm | Sở hữu lượng năng lượng lớn | Bị phản xả nhiều lần ở tầng điện li vào mặt đất | Ứng dụng trong ngành truyền thanh, truyền hình |
Sóng trung | 100 – 1000m | Sở hữu lượng năng lượng trung bình | Bị tần điện li hấp thụ mạnh vào ban ngày
Không bị hấp thụ vào ban đêm |
Ứng dụng trong ngành thông tin liên lạc vào ban đêm |
Sóng dài | >1000 m | Sở hữu lưỡng năng lượng tương đối thấp | Bị các vật thể trên bề mặt hấp thụ mạnh
Gần như không bị hấp thụ trong môi trường nước |
Ứng dụng trong liên lạc, truyền tải thông tin dưới biển như giữa các tàu ngầm với nhau. |
Phân loại sóng điện từ dựa trên ứng dụng
Tên sóng | Độ dài bước sóng | Tần số | Năng lượng sóng |
Sóng Radio | 1 mm – 100000 km | 300 MHz – 3 Hz | 12.4 feV – 1.24 meV |
Sóng Vi Ba | 1 mm – 1 m | 300 GHz – 300 MHz | 1.7 eV – 1.24 meV |
Tia hồng ngoại | 700 nm – 1 mm | 430 THz – 300 GHz | 1.24 meV – 1.7 eV |
Ánh sáng | 380 nm – 700 nm | 790 THz – 430 THz | 1.7 eV – 3.3 eV |
Tia tử ngoại | 10 nm – 380 nm | 30 PHz – 790 THz | 3.3 eV – 124 keV |
Tia X | 0.01 nm – 10 nm | 30 EHz – 30 PHz | 124 eV – 124 keV |
Tia gamma | ≤ 0,01 nm | 30 EHz | 124 keV – 300 GeV |
Đặc điểm của sóng điện từ
Sóng điện từ có các đặc điểm, tính chất sau:
Sóng điện từ truyền được trong chân không: Tốc độ của sóng điện từ trong chân không có giá trị lớn nhất và bằng tốc độ ánh sáng là 3.108 m/s. Tốc độ của sóng điện từ trong các điện môi nhỏ hơn trong chân không và phụ thuộc vào hằng số điện môi.
Sóng điện từ là sóng ngang: Vecto cường độ điện trường E và vectơ cảm ứng từ B luôn luôn vuông góc với nhau và vuông góc với phương truyền sóng.

Dao động của điện và từ trường cùng pha nhau: Trong sóng điện từ thì dao động của điện trường và của từ trường tại một điểm luôn đồng pha với nhau.
Sóng điện từ bị phản xạ và khúc xạ: Khi sóng từ gặp một mặt phân cách giữa hai môi trường thì nó cũng bị phản xạ và khúc xạ như ánh sáng mặt trời.
Sóng điện từ mang năng lượng: Nhờ có năng lượng mà sóng điện từ chuyển đến một anten, nó sẽ làm cho các electron tự do trong anten giao động.
Sóng điện từ là sóng vô tuyến: Những sóng điện từ có bước sóng từ vài mét đến vài kilomet được sử dụng trong thông tin liên lạc vô tuyến nên được gọi là các sóng vô tuyến. Người ta thường chia sóng vô tuyến thành các loại: sóng cực ngắn, sóng ngắn và sóng trung, sóng dài.
Xem thêm: Tiết diện dây dẫn là gì? Đơn vị đo và công thức tính
Tính chất của sóng điện từ
Các tính chất sóng điện từ đó là:
- Có thể lan truyền trong môi trường chân không, rắn, hỏng và khí
- Các tính chất của sóng cơ đó là phản xạ, khúc xạ, giao thoa,…Tuân theo quy luật giao thoa,….Tuân theo các quy định luật giao thoa, khúc xạ, truyền thẳng,…
- Sóng điện từ là sóng ngang
- Tốc độ lan truyền trong chân không rất lớn ( c = 3.108m/s)
- Tạo thành tam diện thuận khi di chuyển
- Sóng điện từ mang năng lượng, bước sóng càng dài thì năng lượng từ các hạt photon càng nhỏ.
- Dao động từ trường và điện trường tại một điểm luôn đồng pha.

Nguyên tắc truyền thông tin bằng sóng điện từ
- Biến điệu âm thanh hoặc hình ảnh muốn truyền đi thành dao động điện (tín hiệu âm tần).
- Sử dụng sóng ngang (sóng cao tần)
- Tách sóng: Tách tín hiệu ra khỏi sóng cao tần
- Khi tín hiệu được thu có cường độ nhỏ hơn sóng sẽ tiến hành khuếch đại tín hiệu.
Với các nội dung thông tin có trong bài viết “Sóng điện từ là gì? Phân loại, tính chất của sóng điện từ” sẽ giúp ích bạn. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác, quý bạn đọc hãy truy cập website caunang.com.vn để tìm hiểu.