–>

Trùng kiết lị kí sinh ở đâu? Cấu tạo, hình thức dinh dưỡng của trùng kiết lị

Trùng kiết lị là nguyên nhân gây ra bệnh kiết lị nguy hiểm ở người. Vậy trùng kiết lị kí sinh ở đâu? Cấu tạo và hình thước dinh dưỡng của nó là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.

Trùng kiết lị là gì?

Trùng kiết lị là loại trùng thuộc loại trùng biến hình và sống ký sinh ở dạ dày con người. Cách thức hoạt động của nó tương tự như trùng sốt rét. Theo đó, trùng kiết lị tìm cách xâm nhập vào cơ thể con người thông qua những hoạt động sinh hoạt và ăn uống thường ngày.

Vai trò của trùng kiết lị là gì? Nó gây ra bệnh kiết lị ở người và động vật. Đây được coi là vai trò có hại.

Hình ảnh trùng kiết lị
Hình ảnh trùng kiết lị

Trùng kiết lị kí sinh ở đâu?

Nơi sống của trùng kiết lị phân bố ở khắp mọi nơi trên thế giới nhưng phổ biến nhất ở các nước có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới. Người mắc bệnh từ loại trùng này thường là nam vị thành niên, hiếm gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.

Chúng kí sinh ở ống tiêu hóa của người và tại ở dạng bào xác khi ở ngoài tự nhiên.

Cấu tạo của trùng kiết lị và các đặc điểm của trùng kiết lị

Tuy là loại trùng biến hình nhưng chân của nó rất gắn. Chình vì vật, đặc điểm cấu tạo của trùng kiết lị cũng tương tự như của trùng biến hình. Trong đó có: nhân, không bào tiêu hóa và không bào co bóp, chất nguyên sinh. Chất nguyên sinh ở dạng lỏng là chất để tạo ra chân giả ở trùng kiết lị.

Ở ngoài môi trường tự nhiên, bào xác của chúng có thể tồn tại lên tới 9 tháng. Sau đó, các tế bào của nó sẽ bám theo ruồi, nhặng và truyền bệnh cho người qua thức ăn.

Khái quát vòng đời của trùng kiết lị như sau: bào xác của chúng theo thức ăn vào đến ruột con người. Đến ruột, nó sẽ chui ra khỏi bào xác. Qua đó gây ra các vết loét ở niêm mạc dạ dày.

Cấu tạo của trùng kiết lị
Cấu tạo của trùng kiết lị

Dinh dưỡng của trùng kiết lị

Trùng kiết lị sống kí sinh ở ruột người và gây ra những vết loét ở niêm mạc ruột; sau đó chúng nuốt hồng huyết cầu ở đây và tiêu hóa chúng. Như vậy, thức ăn của trùng kiết lị là hồng huyết cầu và phương thức dinh dưỡng của nó là dị dưỡng.

Xem thêm: Cấu tạo, cách di chuyển, hình thức dinh dưỡng của trùng giày là gì?

Trùng kiết lị gây bệnh gì?

Khi bị trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể, người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng sau đây:

Rối loạn đại tiện: Có thể đi đại tiện rất nhiều lần trong ngày nhưng mỗi lần đi rất ít phân hoặc không có phân. Hậu môn có cảm giác đau rát và luôn muốn đi đại tiện một cách khẩn cấp, bức thiết.

Tính chất của phân: Phân ra rất ít, có dạng lỏng lẫn cùng với chất nhầy niêm dịch. Một số trường hợp xuất hiện máu tươi lẫn niêm dịch, hơi, bọt và thậm chí chỉ có máu và niêm dịch chứ không có phân.

Đau và mót rặn: Mỗi lần đi đại tiện sẽ cảm thấy đau quặn từng cơn dọc theo khung đại tràng. Đặc biệt, cơn đau tập trung ở vùng đại tràng và trực tràng kèm theo cảm giác đau với phản xạ mót rặn. Sau khi đi đại tiện, triệu chứng đau và mót rặn hết nhưng một lúc sau lại xuất hiện và lặp lại nhiều lần như thế trong một ngày.

Người bệnh sẽ cảm thấy đau và mót rặn thường xuyên
Người bệnh sẽ cảm thấy đau và mót rặn thường xuyên

Một số triệu chứng khác:

+ Sốt nhẹ và sốt cao. Đôi khi người bệnh có thể không sốt, chủ yếu là cảm giác đau quặn bụng và mót rặn.

+ Triệu chứng tiêu hóa: Tùy từng nguyên nhân mà người bệnh sẽ có một số biểu hiện như: sôi bụng, buồn nôn hoặc bán tắc ruột,…

+ Triệu chứng toàn thân: Có thể có dấu hiệu suy mòn, nhiễm khuẩn… tùy theo từng nguyên nhân.

Một số biện pháp phòng tránh trùng kiết lị

Để phòng tránh bệnh kiết lị lây lan chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp sau:

Cẩn thận khi tiếp xúc với người bệnh: Kiết lị là căn bệnh nguy hiểm, rất dễ lây lan nên người thân cần cẩn thận trong việc tiếp xúc với người bệnh. Nên đeo bao tay và rửa sạch tay sau khi tiếp xúc với người bệnh.

Không nuốt nước trong hồ bơi: Hồ bơi công cộng là nơi chứa vô số các loại vi khuẩn nguy hiểm và rất có khả năng gặp phải người bị kiết lị trong hồ bơi. Đặc biệt, bệnh kiết lị có thể sẽ lây lan qua nước hồ. Vì vậy phải hạn chế, nuốt nước trong hồ bơi.

Thường xuyên rửa tay: Rửa tay trước và sau khi ăn hoặc sau khi đụng vào đồ vật là điều cần thiết.

Thường xuyên rửa tay
Thường xuyên rửa tay

Trong việc ăn uống, người mắc bệnh kiết lị cũng nên lưu ý. Họ cần hạn chế những thức ăn, đồ uống sau:

Các món ăn không hợp vệ sinh thực phẩm, đặc biệt chưa được kiểm định an toàn thực phẩm.

Một số đồ ăn như phô mai, sữa tươi hoặc những chế phẩm từ sữa chưa qua tiệt trùng.

Trên đây là những thông tin mà caunang.com.vn đã tổng hợp được và chia sẻ đến bạn về trùng kiết lị. Hy vọng thông qua đó bạn đọc đã nắm rõ được đặc điểm cấu tạo của trùng kiết lị, trùng kiết lị kí sinh ở đâu và những biện pháp phòng tránh trùng kiết lị.