–>

Từ láy là gì lớp 6? Tác dụng, các loại từ láy và cho ví dụ

Trong Tiếng Việt, từ láy rất quan trọng và giúp tiếng Việt phong phú hơn. Vậy từ láy là gì, có mấy loại từ láy? Hãy cùng caunang.com.vn tìm hiểu về từ láy qua bài viết dưới đây nhé!

Từ láy là gì?

Chúng ta đều đã được học từ láy là gì ở tiếng Việt lớp 4, lớp 5, lớp 6, lớp 7. Theo đó, từ láy là một dạng đặc biệt của từ phức, được cấu tạo bởi 2 tiếng trở lên và thường có điệp vần nhau ở âm đầu, âm cuối, hoặc vần cả âm đầu và âm cuối. Đặc biệt, từ láy thường chỉ có 1 từ có nghĩa hoặc là không có từ nào có nghĩa khi đứng một mình.

Trong tiếng Việt, từ láy thường có độ dài 2 tiếng trở lên và tối đa là 4 tiếng. Những từ láy 2 tiếng là loại từ láy tiêu biểu và phổ biến nhất. Dấu hiệu nhận biết từ láy là từ ấy có phần âm ngữ lặp lại. Ngoài ra, cũng cần phải lưu ý, những từ có điệp mà không có đối thì mới là dạng láy của từ chứ không phải là từ láy như là nhà nhà, người người….

Từ láy thường có phần điệp vần nhau ở âm đầu, âm cuối…
Từ láy thường có phần điệp vần nhau ở âm đầu, âm cuối…

Ví dụ về từ láy: Lấp lánh, xanh xanh, long lanh, ào ào, thăm thẳm…

Từ láy có tác dụng gì?

Tác dụng của từ láy chúng ta cũng đã được học ở lớp 6, vậy ý nghĩa của từ láy là gì? Từ láy góp phần làm phong phú thêm vốn từ ngữ trong tiếng Việt. Từ các âm tiết không có ý nghĩa, chúng ta có thể ghép chúng lại với nhau để tạo thành một từ hoàn chỉnh. Bản chất của từ láy đó là lặp lại âm tiết, thanh, vần. Sự lặp lại các yếu tố trong một từ với mục đích nhằm nhấn mạnh hoặc làm giảm mức độ biểu đạt ý nghĩa so với từ gốc.

Xuất phát từ sự biến đổi linh hoạt ấy, từ láy đã được sử dụng phổ biến trong cả văn nói và văn viết. Thông thường từ láy được dùng để nhấn mạnh và miêu tả vẻ đẹp của phong cảnh hoặc là hình dáng của sự vật đồng thời diễn đạt tâm trạng, cảm xúc, tình trạng, âm thanh… của cả con người, sự vật. Từ đó, sẽ mang lại cho chúng ta một cái nhìn đa chiều, sâu sắc hơn đối với những vấn đề được nói đến.

Ví dụ: Các từ “xanh xao” và “xanh xanh” đều là từ láy. Tuy nhiên, từ “xanh xao” nhấn mạnh sắc thái ý nghĩa hơn là từ “xanh xanh”.

Các loại từ láy

Chúng ta có thể phân loại từ láy thành 2 loại chính: Láy toàn bộ và láy bộ phận.

Các loại từ láy
Các loại từ láy

Từ láy toàn bộ

Từ láy toàn bộ là những từ láy giống nhau cả phần âm, vần, dấu câu ví dụ như ào ào, xanh xanh, luôn luôn.

Đôi khi để nhấn mạnh và tạo sự tinh tế về âm thanh, một số từ còn được thay đổi phụ âm cuối hoặc là thanh điệu. Ví dụ: Thoang thoảng, ngoan ngoãn, lanh lảnh.

Xem thêm: Từ đơn là gì, từ phức là gì? Phân biệt từ đơn và từ phức

Từ láy bộ phận

Từ láy bộ phận là những từ được láy giống phần âm hoặc phần vần, dấu câu có thể giống hoặc là khác tùy vào cách người dùng muốn

  • Láy âm: Là những từ láy có phần âm đầu giống nhau. Ví dụ: Mênh mông, miên man, ngơ ngác, xinh xắn, mếu máo…
  • Láy vần: Là những từ có phần vần giống nhau. Ví dụ: Chênh vênh, liu diu, liêu xiêu, lao xao.

Phân biệt từ đơn và từ láy

Cách phân biệt từ đơn và từ láy vô cùng đơn giản, chỉ cần nhìn vào số lượng âm tiết của từ là bạn có thể phân biệt được. Từ đơn do một âm tiết có nghĩa và đứng độc lập tạo thành. Còn từ láy bao gồm 2 âm tiết trở lên, các âm tiết này đều có sự lặp lại về vần, âm hoặc cả âm và vần. Từ láy chỉ có một âm tiết có nghĩa, hoặc là tất cả các âm tiết đều không có nghĩa.

Ví dụ về từ láy

Sau đây là một số ví dụ về từ láy:

Từ láy toàn bộ: ào ào, thoang thoảng, ngoan ngoãn, xanh xanh, bừng bừng, nhan nhản…

Từ láy âm: xào xạc, thanh thoát, mênh mông, nhớ nhung, lẫy lừng, sạch sẽ, sạch sành sanh, ngào ngạt, rộng rãi, buồn bã, lo lắng…

Ví dụ về từ láy
Ví dụ về từ láy

Đối với láy vần: triền miên, chênh vênh, bát ngát, phân vân, lao xao, thâm trầm, lảm nhảm, lúng túng…

Xem thêm: Từ ghép là gì có mấy loại? Phân biệt từ láy và từ ghép

Bài tập về từ láy

Để hiểu rõ hơn từ láy là gì, chúng ta hãy cùng làm một số bài trắc nghiệm dưới đây.

Bài tập 1: Tìm từ láy trong câu sau: “Khuôn mặt của anh ấy lúc nào cũng nhăn nhó, khó chịu”.

Nhăn nhó

Khuôn mặt

Anh ấy

Khó chịu

Đáp án: A. Nhăn nhó

Bài tập 2: Tìm từ láy trong đoạn thơ sau:

“Đất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước”

Đáp án: vất vả

Bài tập 3: Tìm từ láy trong câu sau. Cho biết đó là loại từ láy nào? 

“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn…

Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”

Đáp án: “Nghẹn ngào” là từ láy bộ phận. “Rưng rưng” là từ láy toàn bộ.

Bài tập 4: Tìm từ láy trong câu sau. Cho biết tác dụng của từ láy. “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”.

Đáp án: Từ láy là “lận đận”. Tác dụng của từ láy: Nhấn mạnh những cực nhọc, vất vả, những trắc trở và khó khăn mà bà đã trải qua trong suốt cuộc đời.

Hy vọng những thông tin này đã giúp bạn hiểu rõ khái niệm các từ láy là gì, vd liên quan và tác dụng của từ láy trong đoạn văn là gì. Mỗi từ loại đều có một vai trò quan trọng như nhau, chúng góp phần làm phong phú và tăng thêm vẻ đẹp cho tiếng Việt.