–>

Vô thường là gì? Ý nghĩa vô thường trong phật giáo và cuộc sống

Vô thường là thuật ngữ quen thuộc trong Phật giáo nhưng không phải ai cũng hiểu hết ý nghĩa thực sự của nó. Hãy cùng với caunang.com.vn tìm hiểu vô thường là gì cũng như ý nghĩa của vô thường trong phật giáo và cuộc sống trong bài viết dưới đây.

Vô thường là gì?

Vô thường có nghĩa là không có gì có thể trường tồn và kéo dài mãi mãi. Tất cả các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ đều không ở yên trong một trạng thái duy nhất mà nó luôn biến chuyển và thay đổi liên tục. 

Vô thường diễn ra theo 4 giai đoạn chính với các sự vật như sau: Thành (là hình thành, sinh ra) -> Trụ (là tồn tại, hoạt động) -> Hoại (là hao mòn, lão hóa) -> Không (là mất đi, tiêu hủy). Đối với hiện tượng thì vô thường sẽ theo 4 giai đoạn là: Sanh -> Trụ -> Dị -> Diệt. 

Nó cũng giống như một con sóng ở ngoài biển khơi, khi sóng nhô lên thì là Thành (sanh) -> khi sóng lên cao khỏi mặt nước thì là Trụ -> hạ thấp xuống thì là Hoại (dị) và khi mất hẳn thì chính là Không (diệt). Điều này cũng giống như con người, không một ai có thể thoát khỏi quy luật của Sinh – Lão – Bệnh – Tử. 

Vô thường nghĩa là gì?
Vô thường nghĩa là gì?

Tâm vô thường là gì?

Tâm vô thường là tâm luôn luôn thay đổi, có lúc buồn lại có lúc vui. Chúng ta thường cho rằng những suy nghĩ linh tinh, lộn xộn là tâm của mình nhưng thật ra nó chỉ là tâm hư vọng, không phải tâm chân thật. Cũng bởi vì chỉ là hư vọng, ảo ảnh không có thật cho nên nó cũng sẽ bị luật vô thường chi phối và ảnh hưởng. 

Bạn có thể tự cảm thấy tâm niệm của mỗi người thường thay đổi rất nhanh tùy theo sự tác động và chi phối từ ngoại cảnh, con người, xã hội đem lại. Tiêu biểu như một phút trước bạn vẫn còn thấy vui vẻ nhưng một phút sau lại cảm thấy chán nản, buồn bã, cũng bởi vì nghĩ tới chuyện này chuyện kia.

Thế sự vô thường là gì?

Thế sự vô thường có nghĩa là xã hội, hoàn cảnh, sự vật, tự nhiên xung quanh chúng ta sẽ thay đổi không ngừng.

Lịch sử là minh chứng rõ ràng nhất cho sự vô thường. Xã hội loài người chúng ta đã trải qua biết bao nhiêu biến đổi từ thời kỳ nguyên thủy sơ khai cho đến chế độ phong kiến, nô lệ, tư bản và xã hội chủ nghĩa như ngày nay.

Cuộc sống vô thường tựa như núi non, cây cối không thể trường tồn mãi mãi như thuở ban đầu được.

Cuộc đời là vô thường, hãy biết trân trọng hiện tại
Cuộc đời là vô thường, hãy biết trân trọng hiện tại

Đời vô thường là gì?

Sự sống có giới hạn, bởi vậy chúng ta phải sống sao cho thật có ích, có nghĩa và có một cuộc đời thật đẹp. Vì đời là vô thường, chúng ta không thể biết được điều gì sẽ xảy đến, có người sẽ giàu lên cũng có người nghèo đi, có người hạnh phúc cũng có kẻ đau khổ, có người sinh ra cũng có kẻ mất đi… tất cả đều không thể biết trước được, cũng không vì điều gì mà dừng lại.

Vì vậy, thay vì để cuộc sống héo mòn và trải qua một cách vô nghĩa để trôi vào lãng quên thì bạn hãy lựa chọn một cuộc đời thật đẹp. Mỗi người đều có quyền được vui vẻ và hạnh phúc theo cách có ý nghĩa nhất đúng không?

Vô thường vô ngã là gì?

Vô ngã là pháp ấn có trong Phật giáo, cho rằng, không có một Ngã (sa. ātman, pi. attā), hoặc một cái gì trường tồn, bất biến, vững chắc, cốt tủy, tồn tại mà không phụ thuộc vào cái khác. Nghĩa là sự vật có mặt là do duyên sinh khởi phát, còn sự vật không có quyền gì với sự sinh ra và sự hủy diệt của chính nó. Như thế, theo đạo Phật, cái ngã, cái “tôi” chính là không có mà là một tập hợp của Ngũ uẩn (sa. pañcaskandha), nó luôn luôn thay đổi, sinh diệt. Vô Ngã là một trong 3 pháp ấn. Hai pháp ấn còn lại chính là Khổ và Vô Thường. Cái gì có sinh thì phải có diệt chính là vô thường; cái gì vô thường thì là khổ; còn cái gì khổ mà nó biến đổi theo duyên sinh thì là vô ngã. Pháp Vô Vi cũng là vô ngã. Pháp Vô Vi không có tính chất khô như pháp hữu vi và Vô thường.

Ý nghĩa của vô thường trong cuộc sống

“Kiếp luân hồi có sinh có diệt

Đời vô thường giả tạm hư không

Ngũ uẩn: “Sắc bất dị không”

An nhiên tự tại cho lòng thảnh thơi”.

Mọi thời điểm đều là quý giá, ta cần giữ gìn và trân trọng nó
Ý nghĩa của vô thường

Thấu hiểu và thực hành sống theo quy luật vô thường, ta sẽ ý thức được rằng thời điểm hiện tại và những điều chúng ta đang có là quý giá, cần phải giữ gìn, trân trọng và nuôi dưỡng nó.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tránh trạng thái chán nản, tuyệt vọng khi hiện tại không diễn ra theo ý muốn, mọi thứ cũng là vô cùng nên ngày mai sẽ có sự chuyển hóa, thay đổi. 

Khi biết vạn vật vô thường, ta sẽ giữ được tâm thái an nhiên và bình thản khi đối mặt với sự thay đổi của những tình huống bất ngờ, với sự xa cách, chia ly về tình cảm hoặc vật chất. Con người cũng cần giữ vững được cái tâm, loại bỏ dục vọng, tham ái, không sa vào những thứ tầm thường, dung tục tạm bợ mà tìm được niềm vui thực sự trong tâm hồn và niềm hạnh phúc chân chính.

Ý nghĩa vô thường trong phật giáo

Con người có 4 tiến trình mà bản thân không thể thay đổi hoặc kiểm soát, lần lượt đó là Thành – Trụ – Hoại – Không, cuối cùng là Sinh – Lão – Bệnh – tử. Quan niệm của Phật giáo với Ấn Độ giáo là hoàn toàn khác nhau. Phật tử sẽ không tin vào những thứ được coi là tồn tại vĩnh viễn, thứ duy nhất chúng ta có thể kiểm chứng chính là sự thay đổi.

Mọi thứ đều có thể thay đổi
Mọi thứ đều có thể thay đổi

Phật giáo đã bắt đầu sơ khai quan niệm rằng mọi thứ trên thế giới này đều có thể thay đổi. Chư Phật và các phật tử luôn tin rằng mọi thứ rồi sẽ có sự suy tàn, việc nên làm đó là chấp nhận nó như một lẽ thường tình.

Cuộc sống cũng giống như một dòng sông vậy, mọi khoảnh khắc đều chảy liên tục và có mối liên kết chặt chẽ để tạo ra một dòng chảy không ngừng. Dù đi từ điểm này đến điểm khác nhưng nó vẫn có sự thống nhất. Dòng sông hôm nay và ngày mai không hề giống nhau. Cuộc sống này cũng vậy, nó luôn thay đổi từng giây, từng phút.

Trải qua một đời người, con người sẽ nhận ra chúng ta đã dành quá nhiều cho sự nghiệp, người thân, bạn bè… đến mức thời gian dành cho mình không có bao. Nhờ có sự vô thường mà con người ta mới biết cách sống sao cho thật với mình, ta không vì lòng người mà giả dối, hay bỏ ngoài tai thị phi, hiềm khích và hãy làm theo đạo lý kiếp người và nhân sinh đều vô thường.