–>

Từ đơn là gì, từ phức là gì? Phân biệt từ đơn và từ phức

Tiếng Việt có rất nhiều loại từ khác nhau. Trong bài viết này, caunang.com.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về từ đơn là gì, từ phức là gì và cách phân biệt từ đơn và từ phức. 

Từ phức là gì?

Từ phức là từ loại do hai hoặc do nhiều tiếng tạo nên. Hiểu một cách đơn giản, từ phức là từ ghép, có sự kết hợp của nhiều tiếng tạo nên nghĩa chung. Ghép từ các tiếng giống nhau hoặc là khác nhau tạo thành một từ có nghĩa, tạo ra từ mới nhờ các từ ban đầu.

Khi phân tách các tiếng trong từ ghép ra riêng lẻ thì các tiếng ấy có thể không có nghĩa. Hoặc nét nghĩa thể hiện sẽ không đúng với nét nghĩa được hiểu trong từ ghép.

Từ phức là từ do hai hoặc do nhiều tiếng tạo nên
Từ phức là từ do hai hoặc do nhiều tiếng tạo nên

Đặc điểm của từ phức

– Từ phức chính là từ ghép, khi ta nhìn nhận dưới góc độ phân biệt từ phức với từ đơn.

– Từ phức chính là những từ do nhiều tiếng tạo thành. Do đó, từ ghép hoặc từ láy chính là các dạng gọi tên cụ thể của từ phức.

Ví dụ về các loại từ phức: Câu lạc bộ, vui vẻ, xinh xắn, vô tuyến truyền hình,… Từ phức có thể tạo nên từ hai tiếng, hoặc từ rất nhiều tiếng.

Cấu tạo của từ phức

Có 2 cách chính để tạo ra từ phức, đó là:

– Cách 1: Ghép các tiếng có ý nghĩa lại với nhau. Đây là cách tạo ra từ mới có nghĩa, sẽ có hơn 1 âm tiết, được gọi là các từ ghép.

– Cách 2: Phối hợp những tiếng có âm đầu hoặc vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đây là cách tạo ra những từ mới có nghĩa, láy lại âm tiết, được gọi là các từ láy.

Xem thêm: Trợ từ là gì, thán từ là gì trong Tiếng Việt? Vai trò và ví dụ

Phân loại từ phức

Từ phức được chia thành 2 loại, đó chính là từ láy và từ ghép. 

Cấu tạo của từ phức
Cấu tạo của từ phức

Từ ghép: Từ ghép là một bộ phận con của từ phức. Như vậy, một từ ghép sẽ là từ phức, còn từ phức lại có thể không phải từ ghép.

Từ láy: Từ láy cũng là một bộ phận trong từ phức. Từ láy và từ ghép là cách phân loại, giúp chúng ta hiểu rõ đặc điểm của từ phức.

Sử dụng thêm từ láy giúp câu văn trở nên uyển chuyển hơn, đồng thời tăng thêm sự nhấn nhá thích hợp, mang lại các nét nghệ thuật trong thơ, ca. Từ láy cũng được nhiều nhà thơ, nhà văn sử dụng để nâng cao chất lượng tác phẩm của mình, tăng sức gợi hình gợi cảm cho câu văn, câu thơ. 

Từ đơn là gì?

Chúng ta cũng đã được học từ đơn là gì ở lớp 4 và lớp 6. Hiểu một cách đơn giản, từ đơn là từ chỉ có một âm tiết, hoặc là một tiếng cấu tạo thành. Trong đó, âm tiết/tiếng tạo nên cần phải có nghĩa cụ thể khi đứng độc lập, riêng lẻ.

Ví dụ về các từ đơn: nhà, xe, cây, bàn, ghế, mắt, núi, rừng,… Bởi các từ này chỉ do một âm tiết tạo thành và nó đều có nghĩa khi đứng độc lập.

Tác dụng của từ đơn

Trong Tiếng Việt, mỗi từ loại đều có một vai trò quan trọng riêng. Từ đơn tuy có cấu tạo đơn giản nhất, nhưng nó lại góp phần làm phong phú thêm vốn từ ngữ của Tiếng Việt. Với từ đơn, chúng ta có thể dễ dàng biểu thị suy nghĩ, lời nói, ám chỉ các sự vật, hiện tượng xung quanh,… Chỉ cần một âm tiết duy nhất mà người nghe vẫn có thể hiểu được ý nghĩa của từ. 

Từ đơn là từ loại có cấu tạo đơn giản nhất
Từ đơn là từ loại có cấu tạo đơn giản nhất

Bên cạnh đó, từ đơn còn góp phần tạo nên những từ ngữ phức tạp hơn như từ láy, từ ghép, cụm từ,… Chỉ từ một âm tiết có nghĩa, đơn lẻ và đứng độc lập, ta có thể ghép các âm tiết lại với nhau để tạo nên những từ ngữ dài hơn và phức tạp hơn như bàn ghế, mưa bão, nhà cửa, núi rừng… 

Các loại từ đơn trong Tiếng Việt

Trong Tiếng Việt, từ đơn được chia làm 2 loại đó là: từ đơn đơn âm tiết và từ đơn đa âm tiết.

Từ đơn đơn âm tiết chính là những từ chỉ do một tiếng hoặc một âm tiết có nghĩa tạo thành. Đây là loại từ đơn giản nhất, từ nghĩa cho đến cấu tạo của từ. Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp các từ đơn âm tiết như tháng, ngày, nhớ, yêu, ăn, đi, ngồi, học, chơi…

Từ đơn đa âm tiết là từ được cấu thành từ hai âm tiết. Đây là một số từ ngữ nước ngoài khi phiên âm sang tiếng Việt có thêm dấu – để ngăn cách giữa các âm tiết. Ví dụ như: ti-vi, cafe,…

Ngoài ra, từ đơn đa âm tiết còn được cấu tạo từ 2 âm tiết không có nghĩa ghép lại với nhau. Ví dụ như từ: bồ kết, chôm chôm…. Tuy nhiên, ở tiểu học các từ đơn đa âm tiết sẽ không được giảng dạy, vì thế những từ có 2 âm tiết trở lên sẽ được xếp vào từ ghép hoặc từ láy.

Phân biệt từ đơn và từ phức

Từ đơn là những từ được cấu tạo bởi 1 tiếng, còn từ phức là từ được cấu tạo bởi 2 tiếng trở lên.

Phân biệt từ đơn và từ phức
Phân biệt từ đơn và từ phức

Để phân biệt hai loại từ này, chúng ta hãy thực hành một ví dụ cụ thể sau:

Ví dụ: Nhận biết các từ sau đây là từ đơn hay từ phức: tôi, ăn uống, đi, và, ăn năn, đẹp, hoa, xinh xắn, một, nhưng, vẫn, sợ sệt, rung lắc, sợ hãi, xinh đẹp.

Theo định nghĩa, từ đơn gồm 1 tiếng, còn từ phức gồm 2 tiếng trở lên chúng ta có thể nhận biết được từ đơn và từ phức như sau:

Từ đơn Từ phức
Tôi, đi, đẹp, hoa, một, và, nhưng, vẫn.  Ăn uống, ăn năn, sợ hãi, xinh xắn, sợ sệt, xinh đẹp, rung lắc.

Hy vọng qua những thông tin trên bạn đọc đã hiểu rõ khái niệm tính từ đơn là gì, từ phức là gì và cách phân biệt hai từ loại này.