–>

Lá mơ có tác dụng gì? Cách dùng lá mơ lông hiệu quả nhất

Lá mơ không chỉ là một loại rau gia vị trong các món ăn mà còn là một bài thuốc quý giúp hỗ trợ, cải thiện sức khỏe con người. Nếu như bạn vẫn chưa biết lá mơ có tác dụng gì hay cách dùng lá mơ hiệu quả thì đừng bỏ lỡ những nội dung thông tin chi tiết có trong bài viết dưới đây.

Lá mơ là lá gì?

Lá mơ lông có tên khoa học là Paederia tomentosa, thuộc họ Cà phê. Loại lá này có nhiều tên gọi khác nhau như lá mơ tam thể, hoặc lá thúi địch. Lá mơ lông là cây dây leo, dễ mọc, dễ trồng bởi khả năng thích nghi cao. 

Lá mơ có tác dụng gì?
Lá mơ lông là lá gì? Lá mơ có tác dụng gì?

Lá mọc kiểu đối xứng, hình trái trứng và có màu tím nhạt. Cả 2 mặt của lá mơ đều có lông mịn. Loại lá này xuất hiện nhiều ở các nước châu Á, nhất là các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia, Philippine,… Tại nước ta, cây có ở khắp nơi, ở các vùng quê cây lá mơ có thể được trồng để làm hàng rào, lấy lá làm thực phẩm hoặc dược liệu.

Thành phần dinh dưỡng của lá mơ

Trong lá mơ lông chứa rất nhiều tinh dầu, phải kể đến như:

  • Bisulfur carbon
  • Sulfur dimethyl disulphit
  • Paederin
  • Alkaloid
  • Scanderoside

Đặc điểm nhận diện của lá mơ lông

Đặc điểm nhận diện lá mơ lông
Đặc điểm nhận diện lá mơ lông
  • Lá mơ là dạng cây thân leo, rất dễ phát triển.
  • Lá mọc đối nhau, đầu nhọn, mặt dưới màu tím nhạt, mặt trên màu xanh.
  • Ở giữa là có đường gân nổi, rất rõ, được bao phủ bởi lớp lông mịn bên trên.
  • Hoa của lá mơ lông mọc thành từng chùm ở ngọn hoặc ở nách lá, hình dáng như hoa loa kèn. Hoa màu trắng, có 6 cánh, và ở giữa là màu tím nhạt. Quả thì hình tròn dẹt được bao phủ bởi lớp vỏ màu vàng.
  • Khi vò nát lá mơ lông thì sẽ có mùi thối. Đây chính là lý do vì sao nhiều nơi gọi loại cây này là thúi địch.
  • Ở Việt Nam có 5 loại lá mơ, trong đó lá mơ lông được sử dụng phổ biến nhất.

Lá mơ lông có tác dụng gì?

Theo y học cổ truyền, lá mơ có vị đắng mát, tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, trừ phong, hoạt huyết, tiêu thực đạo trệ,… Dựa theo sách Dược tính chỉ nam, lá mơ nông có vị ngọt bùi, hơi cay, không độc. Công hiệu bổ được hư lao, bổ trung ích khí, ích tinh, bền chắc ruột già, sát trùng. Hiệu quả trong việc điều trị chứng đau bụng, tiêu chảy.

Ngoài ra, lá mơ lông còn hỗ trợ cho việc điều trị chứng kiết lỵ, đi ngoài ra máu, các chứng bụng đầy hơi, phong thấp, ho đờm, viêm phế quản ở trẻ em.

Công dụng của lá mơ lông

Trị bệnh gout: Nguyên liệu đó là lá và dây mơ. Lấy lá và thân cây mơ cắt khúc ngắn rồi đem phơi khô cùng với lá, sao vàng rồi hạ thổ. Mỗi ngày lấy khoảng 30 – 50g sắc với 3 bát nước lấy 1 bát uống.

Chữa bệnh ho gà: Dùng 150g lá mơ, 250g đẹt ác, 50g gừng tươi, 100g vỏ quýt, 150g cam thảo dây, 250g cỏ mần trầu, 250g cỏ mực, 250g rễ chanh, 250g rau má và đường kính. Mang tất cả các vị thuốc này sắc cùng với 6 lít nước. Nấu cạn cho tới khi còn 1 lít thêm đường vào. Chia uống thành 3 lần, mỗi ngày 1 thang.

Trị mụn, chữa bệnh ghẻ: Lấy lá mơ lông rửa sạch rồi giã nát lấy nước cốt chấm trực tiếp lên các nốt mụn hoặc ghẻ.

Lá mơ lông giúp trị mụn, chữa bệnh ghẻ
Lá mơ lông giúp trị mụn, chữa bệnh ghẻ

Trị cảm lạnh: Lấy 25 lá mơ. Ăn sống kèm với cơm hoặc bạn hấp chín.

Trị viêm loét: Dùng 1 nắm lá mơ lông rồi xay nhuyễn với một chén nước bằng máy xay sinh tố. Lọc nước và chia thành 3 lần uống.

Chữa co giật: Dùng 15 – 60g lá mơ lông tươi cùng vài hạt muối ăn. Say nhuyễn lá mơ với 1 bát nước ấm. Lọc nước cốt, thêm muối vào quấy đều cho tan và uống trước khi ăn.

Trị kiết lỵ do amip: Sử dụng 30g lá mơ thái chỉ, trộn cùng với lòng đỏ trứng gà. Gói vào lá chuối rồi nướng chín. Ngày ăn 2 lần, liên tục 5 – 8 ngày. Sau đó xét nghiệm phân nếu còn trứng amip ăn thêm một liệu trình nữa.

Trị chứng sôi bụng, ăn khó tiêu: Lấy một nắm lá mơ tươi, rửa sạch với nước rồi ăn kèm với cơm như rau hoặc bạn giã nát lấy nước uống. Ăn, uống trong 2 – 3 ngày bạn sẽ thấy kết quả.

Trị đau dạ dày: Lấy 20 – 30g lá mơ rồi rửa sạch với nước, giã nát lấy nước uống mỗi ngày một lần. Kiên trì thực hiện sẽ giúp bạn trị được bệnh đau dạ dày.

Trị giun kim và giun đũa: Lá mơ lông giã nhỏ rồi bạn cho tí muối ăn sống hoặc vắt lấy nước để uống. Uống liên tục 3 buổi sáng vào lúc đói.

Trị chứng cam tích ở trẻ nhỏ: Dùng rễ cây mơ lông khô 15 – 20g, dạ dày heo 1 cái thái vụn. Nấu cùng với 1 lít nước còn 2 chén, bỏ bã, lấy nước và chia thành 2 lần uống.

Trị phong tê thấp (đau nhức xương khớp, luôn có cảm giác nặng nề, bứt rứt): Rễ hoặc dây mơ lông từ 30 – 50g, sắc xong rồi pha một ít rượu, uống lúc thuốc còn ấm.

Hoặc bạn lấy cả lá và dây, cắt nhỏ, mỗi đoạn từ 1- 2cm, sao vàng. Mỗi lần sử dụng 50g, sắc với 200ml, còn 100ml, chia đều thành 3 lần trong ngày, uống liên tục 10 – 15 ngày.

Xem thêm: Hạt điều có tác dụng gì? Ăn hạt điều có béo không, có tác hại gì không?

Tác hại của lá mơ lông?

Với bất kỳ loại thuốc nào chúng đều có những tác dụng không mong muốn do việc sử dụng sai cách hoặc thiếu kiến thức. Chính vì thế, tác hại của lá mơ lông cũng vì thế mà được chú ý đến. Theo đó, khuyến cáo người dân không nghe đồn rằng lá mơ lông có tác dụng giải độc, sát trùng mà sử dụng để bôi, đắp ngoài ra hay ở các vết thương hở vì nguy cơ nhiễm trùng khá cao. Cùng với đó là tần suất sử dụng lá mơ lông trong bữa ăn hàng này cũng cần được kiểm soát chặt chẽ.

Những người có các biểu hiện dương khí suy kém do tính hàn lương của lá mơ lông thì không nên sử dụng quá nhiều có thể gây phản tác dụng, đi ngoài phân lỏng. Tác hại của lá mơ lông mặc dù không thường xuyên nhưng người dân khi sử dụng cần phải tìm hiểu kỹ và sử dụng hợp lý để đạt được hiệu quả mong muốn.

Tác hại của lá mơ lông là gì?
Tác hại của lá mơ lông

Lưu ý khi sử dụng lá mơ lông

Mặc dù lá mơ lông không gây ra các tác dụng phụ đối với mọi đối tượng sử dụng nhưng không có nghĩa là bạn sử dụng nó một cách bừa bãi, không đúng liều lượng. Nếu sử dụng sai cách rất có thể sẽ ảnh hưởng tới quá trình điều trị bệnh, làm cho bệnh tình nặng hơn.

Nếu như dùng lá mơ để ăn sống hoặc giã lấy nước thì trước tiên bạn cần phải rửa sạch chúng. Tránh việc rửa sơ dài khiến cho vi khuẩn hay bụi bẩn còn lại trên lá mơ lông ảnh hưởng tới cơ thể. Với các loại bệnh về tiêu hóa, thì các loại thảo dược như lá mơ chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng tạm thời hoặc mang lại hiệu quả tốt với người có bệnh tình nhẹ. Còn đối với tình trạng bệnh nặng thì cần phải có các loại thuốc tây thì mới điều trị dứt điểm được.

Trên đây là các thông tin về lá mơ có tác dụng gì, hy vọng sẽ giúp ích bạn. Nếu có bất kỳ ý kiến, đóng góp nào cho bài viết, quý bạn đọc hãy comment phía dưới, chúng tôi sẽ hỗ trợ, giải đáp nhanh chóng và miễn phí 100%.