–>

Trường từ vựng là gì? Các trường từ vựng, tác dụng

Các từ vựng không tồn tại biệt lập mà có một mối quan hệ nhất định với nhau. Để hiểu rõ trường từ vựng là gì? Các trường từ vựng phổ biến và tác dụng của chúng mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Trường từ vựng là gì?

Trường từ vựng là một trong những kiến thức quan trọng chương trình học Ngữ văn 8. Có thể hiểu, trường từ vựng chính là tập hợp nhiều từ vựng có sự liên kết với nhau theo một tiêu chí nào đó.

Thông thường, các trường từ vựng sẽ được hình thành trên một mối quan hệ về nghĩa theo cách đa chiều: trường từ vựng theo quan hệ ngang hoặc trường từ vựng theo quan hệ dọc.

Tóm lại, trường từ vựng chính là tập hợp các từ có điểm chung về nghĩa.

Trường từ vựng là các từ có điểm chung về nghĩa
Trường từ vựng là các từ có điểm chung về nghĩa

Ví dụ trường từ vựng:

Trường từ vựng trường học: Học sinh, bạn bè, thầy cô, lớp học…

Trường từ vựng chỉ người như: các hoạt động của con người (chạy, ăn, nhảy, uống, khóc…), bộ phận cơ thể người (miệng, mũi, chân, tay…).

Trường từ vựng về mắt: Bộ phận của mắt (lòng trắng, lòng đen, con ngươi…), cảm giác của mắt (choáng, cộm, hoa…). 

Trường từ vựng về học tập: Trường tiểu học, trường công lập, trường đại học…

Các trường từ vựng

Căn cứ theo mối quan hệ về nghĩa chúng ta có thể phân loại trường từ vựng thành:

Phân loại trường từ vựng
Phân loại trường từ vựng

Trường từ vựng tuyến tính

Trường từ vựng tuyến tính tức là tập hợp các từ vựng nằm trên một trục tuyến tính có khả năng kết hợp với một hoặc là nhiều từ tại trục đó.

Để xác lập các trường tuyến tính, chúng ta có thể chọn một từ làm gốc rồi tìm tất cả những từ có khả năng kết hợp với nó tạo thành chuỗi tuyến tính.

Ví dụ: Trường từ vựng “Làm” bao gồm làm giáo viên, làm bài tập, làm bác sĩ…

Xem thêm: Biện pháp đảo ngữ là gì? Tác dụng của biện pháp đảo ngữ, ví dụ

Trường từ vựng trực tuyến 

Trường trực tuyến gồm có trường từ vựng biểu hiện sự vật và trường từ vựng biểu hiện khái niệm. Trong đó:

+ Trường biểu hiện sự vật là tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu thị vật.

Để xác lập trường nghĩa biểu thị sự vật, chúng ta có thể chọn một danh từ biểu thị sự vật làm gốc, rồi thu thập các từ ngữ có phạm vi gần với danh từ được chọn làm gốc.

Ví dụ, chọn từ “cá” để biểu thị sự vật làm gốc chúng ta có được trường từ vựng như sau:

Tên gọi các loài cá: cá chép, cá vàng, cá trắm, cá cờ,…

Các bộ phận cấu tạo: vây, mang, đầu, mắt,…

+ Trường từ vựng biểu hiện khái niệm: Đây là tập hợp các từ có chung nghĩa biểu thị các khái niệm.

Để xác lập trường nghĩa biểu hiện khái niệm, chúng ta chọn một cấu trúc biểu niệm làm gốc, sau đó thu thập các từ có chung cấu trúc biểu hiện khái niệm gốc trên cơ sở đó.

Trường từ vựng liên tưởng

Trường từ vựng liên tưởng
Trường từ vựng liên tưởng

Đây là hệ thống các từ vựng được xuất hiện do sự liên tưởng tới ý nghĩa của một từ trung tâm nào đó.

Để xác lập trường liên tưởng, chúng ta cần phải chọn ra một từ trung tâm, từ đó tìm ra được những từ khác dựa vào mối quan hệ khác nhau.

Ví dụ: Trường từ vựng về “gia đình” gồm có:

Liên tưởng về mối quan hệ trong gia đình: bố mẹ, ông bà, chị em, anh em,…

Liên tưởng về hoạt động: chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ…

Liên tưởng về địa điểm: phòng ngủ, phòng khách, phòng ăn, phòng thờ, sân thượng…

Xem thêm: Biệt ngữ xã hội là gì? Phân biệt từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Tác dụng của trường từ vựng

Trường từ vựng bao gồm tập hợp những đơn vị về từ vựng có mối quan hệ, liên quan với nhau về những tiêu chí cụ thể (quan hệ liên tưởng, quan hệ trực tuyến, quan hệ tuyến tính). Qua đó chúng sẽ giúp tăng thêm độ biểu cảm và tính hấp dẫn cho đoạn văn của bạn.

Bài tập về trường từ vựng

Chúng ta sẽ được học trường từ vựng ở lớp 8. Để có thể soạn bài văn ở lớp 8 và hiểu rõ hơn cách xác định trường từ vựng chúng ta hãy cùng làm một số bài tập về chủ đề này.

Bài tập trường từ vựng
Bài tập trường từ vựng

Bài 1: Hãy xếp các từ thính, mũi, điếc, nghe, tai, thơm, rõ vào đúng trường từ vựng của nó (một từ có thể xếp ở cả hai trường).

Đáp án:

Trường từ vựng khứu giác: Thính, điếc, mùi, miệng, thơm.

Trường từ vựng thính giác: Rõ, thính, tai, điếc, nghe.

Bài 2: Đọc văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng, hãy tìm các từ thuộc trường từ vựng người ruột thịt.

Đáp án:

Các trường từ vựng trong bài trong lòng mẹ: Thầy, mẹ, em, cháu, mợ, cô, mợ, em bé, anh, con, em, bà, họ, cậu.

Bài 3: Hãy đặt tên cho trường từ vựng của dãy từ dưới đây:

  1. nơm, lưới, câu, vó.
  2. hòm, tủ, rương, chai, lọ.
  3. giẫm, đá, đạp, xéo.
  4. phấn khởi, buồn, vui, sợ hãi.
  5. độc ác, hiền lành, cởi mở.
  6. bút máy, phấn, bút chì.

Đáp án:

Có thể đặt tên trường từ vựng như sau:

  1. nơm, lưới, câu, vó: dụng cụ đánh bắt cá.
  2. hòm, tủ, rương, lọ, chai: đồ dùng để chứa đồ trong gia đình.
  3. giẫm, đá, đạp, xéo: là hành động của đôi chân.
  4. phấn khởi, buồn, vui, sợ hãi: là trạng thái tâm lý của con người.
  5. độc ác, hiền lành, cởi mở: chỉ tính cách một con người.
  6. bút máy, phấn, bút bi, bút chì: đồ dùng để viết.

Hy vọng qua các thông tin trên bạn đã hiểu rõ trường từ vựng là gì, các trường từ vựng cũng như tác dụng của nó. Nếu còn thắc mắc gì khác, hãy bình luận xuống phía dưới để được giải đáp luôn nhé!