–>

Cây mật gấu có tác dụng gì đối với sức khỏe? Cách chế biến và sử dụng

Không chỉ được sử dụng để nấu ăn mà cây mật gấu còn là vị thuốc điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Nếu bạn vẫn không biết cây mật gấu là gì? Cây mật gấu có tác dụng gì? thì đừng bỏ lỡ bất kỳ nội dung thông tin nào có trong bài viết dưới đây của caunang.com.vn

Cây mật gấu là gì?

Cây mật gấu có tên khoa học là Gymnanthemun Amygdalinum, là loại cây thuộc họ cúc, ở Việt Nam được biết đến nhiều với tên gọi là cây lá đắng. Thân cây mật gấu có dáng thân thảo, sinh trưởng và phát triển thành từng bụi. Tùy theo chất lượng đất và lượng ánh sáng thì cây sẽ cao từ 2 – 5 mét.

Cây mật gấu miền Bắc và Nam
Hình ảnh cây mật gấu miền Bắc và Nam

Lá hình trái xoan, với 2 bên rìa là những mép răng cưa nhỏ; độ cứng vừa phải dài từ 6-10 cm. Hoa tự chùm mọc ở đầu cành, màu vàng nhạt, chùm hoa có thể dài đến 30 cm, hoa cây mật gấu thường sẽ nở vào tháng 3-4. Sau khi hoa tàn đi, quả xanh sẽ xuất hiện, quả sẽ chín vào tháng 5-6 hàng năm, có màu xanh nâu chín. Cây mật gấu có nhiều ở các quốc gia Châu Á như Việt Nam, Trung Quốc,…

Tên gọi khác:

  • Cây mật gấu miền bắc: còn gọi là Hoàng liên ô rô, thập đại công lao, hoàng bá gai,…
  • Cây mật gấu miền nam: còn gọi là Cây lá đắng, cây mã hổ.

Thành phần hóa học của cây mật gấu

Cây mật gấu nổi bật với vị đắng của lá do có chứa các chất alkaloids, saponin, tannin, glycoside. Và các hợp chất sinh học khác như terpene, steroid, coumarin, flavonoid, acid phenolic, lignan, xanthone, anthraquinone, edotide and sesquiterpene đóng vai trò trong việc điều trị và hỗ trợ điều trị các bệnh.

Hoa cây mật gấu
Hoa của cây mật gấu miền Nam

Cây mật gấu có tác dụng gì?

Tác dụng của cây mật gấu thì có rất nhiều, trong đó phải kể đến như:

Hạ sốt: Cây mật gấu có chứa flavonoid có tác dụng trong việc chống oxy hóa khi điều trị một số vấn đề liên quan tới sức khỏe như bệnh sốt. Các chất khác như andrographolide lactones, glucoside, diterpene cũng có trong lá cây mật gấu sẽ phối hợp với nhau để điều trị và giảm sốt và các triệu chứng của sốt.

Giảm huyết áp: Hàm lượng andrographolide có trong cây mật gấu giúp hạ huyết áp. Nhai cây mật gấu tươi hoặc uống nước ép chiết xuất từ lá cây mật gấu sẽ làm giảm mức độ đường trong máu, kiểm soát huyết áp do có vị đắng.

Cây mật gấu chưa trưởng thành
Lá cây mật gấu miền Nam

Điều trị đau dạ dày: Lá mật gấu chữa bệnh gì? Theo Đông y, ăn sống hoặc xay nhuyễn lá cây mật gấu để lấy nước ép có tác dụng điều trị bệnh đau dạ dày hay các bệnh về đường tiêu hóa và các vấn đề khác liên quan.

Tốt cho xương và răng: Cây mật gấu hàm lượng vitamin C khá lớn giúp duy trì xương và răng; ngăn ngừa sự thiếu hụt liên quan đến vitamin thiết yếu này. Vitamin K cũng giúp duy trì xương khỏe mạnh và ngăn ngừa loãng xương.

Tăng cường trao đổi chất: Hàm lượng thiamine đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa lipid, axit amin và glucose trong cơ thể của con người. Thiamine có trong cây mật gấu sẽ giúp oxy hóa các axit béo khác để tạo ra sự tổng hợp lipid.

Kháng khuẩn hiệu quả: Chất sesquiterpenoids làm nên vị đắng trong cây mật gấu có giúp kháng khuẩn, chống viêm cực tốt.

Phòng chống bệnh ung thư: Đây là một trong số các công dụng của lá mật gấu, có tác dụng ngăn ngừa hydatidiform, khối u trophoblastic và u phổi – mầm mống của bệnh ung thư. Andrographolide và labdane diterpenoid có công năng phòng chống các gốc tự do, cản trở phát triển của ung thư dạ dày, ung thư ruột kết, ung thư tuyến tiền liệt.

Cải thiện khả năng sinh sản ở phụ nữ: Cây mật gấu có khả năng ngăn ngừa độc tính của immunoglobulin cản trở phát triển của estrogen, tăng khả năng sinh sản ở nữ giới.

Giải độc cơ thể: Chất chất alkaloids và saponin có tác dụng loại bỏ các độc tố trong gan, thận, phổi cũng như toàn bộ cơ thể con người. công dụng của cây mật gấu là thanh lọc cơ thể, giải trừ các chất độc tồn tại lâu trong cơ thể.

Giúp giảm cân: Hàm lượng chất xơ của cây mật gấu như một loại rau trong bữa ăn hàng ngày. Chỉ cần ăn một vài lá tươi mỗi ngày hoặc uống nước ép sẽ giúp giảm lượng calo, tan lượng mỡ dư thừa trong cơ thể vốn.

Hoa và quả của cây hoàng liên ô rô (cây mật gấu miền Bắc)
Hoa và quả của cây hoàng liên ô rô (cây mật gấu miền Bắc)

Các tác dụng khác của cây mật gấu: Lá cây mật gấu, rễ cây mật gấu còn có các đặc tính để điều trị vết thương ngoài da, điều trị viêm miệng, nhiễm trùng da, đau răng, thương hàn, viêm tai, lao hay các bệnh về đường hô hấp.

Xem thêm: Lá mơ có tác dụng gì? Cách dùng lá mơ lông hiệu quả nhất

Đối tượng nào nên sử dụng cây mật gấu?

Cây mật gấu được khuyên sử dụng cho những người đang bị mắc các bệnh sau:

  • Bệnh đái tháo đường, huyết áp cao
  • Gặp các vấn đề vệ dạ dày, gan, sỏi mật
  • Đau lưng do thoái hóa, sưng đau khớp
  • Béo phì, mất ngủ
  • Viêm da, mụn nhọt, mụn trứng cá
  • Ho lao, khạc ra máu
  • Thường xuyên sử dụng bia rượu, tiêu hóa kém, hay viêm đại tràng.
Lá mật gấu phơi khô
Lá mật gấu miền Nam phơi khô

Cách sử dụng cây mật gấu trong đời sống hàng ngày

Bạn có thể sử dụng cây mật gấu ở 2 dạng đó là:

Sắc nước uống từ lá tươi hoặc lá khô: Sắc nước rễ cây, thân cây và lá cây mật gấu để uống hàng ngày. Sau khi được rửa sạch, đun sôi với tỷ lệ 20g lá tươi/1 lít nước trong 15 phút.

Ngâm rượu: Cây mật gấu ngâm rượu cũng là cách được nhiều người lựa chọn. Bạn hãy rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô cây mật gấu rồi ngâm với rượu. Sau 15 ngày, rượu sẽ chuyển màu và đậm dần theo thời gian. Cây mật gấu ngâm rượu sẽ giúp điều trị các chứng bệnh như rối loạn tiêu hóa, bệnh đường ruột hay tê thấp. Khi rượu ngâm cây mật gấu chuyển sang màu vàng thì mới có thể sử dụng được.

Thân cây mật gấu ngâm rượu
Thân cây mật gấu ngâm rượu

Uống lá mật gấu hàng ngày có tốt không?

Như bạn đã biết, lá mật gấu rất tốt cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh nhưng để sử dụng uống hàng ngày thì lại là vấn đề cần phải lưu ý. Không nên sử dụng nước lá mật gấu uống hàng ngày nếu như bạn không muốn gặp phải các hậu quả nghiêm trọng sau:

  • Hệ thống miễn dịch suy giảm: Làm cho hệ thống bảo vệ các vi khuẩn gây hại cho cơ thể bị suy giảm, tăng khả năng mắc các bệnh từ virus, vi khuẩn hay nấm.
  • Ngộ độc thực phẩm: Uống quá nhiều thuốc từ lá mật gấu sẽ khiến cho cơ thể bị sốc thuốc, đau đầu, nôn mửa hoặc mặt tái xanh, chân tay run rẩy.
  • Ảnh hưởng tới tim mạch, huyết áp: Lá mật gấu gây nên sự rối loạn cho hệ thống huyết áp, tăng nguy cơ đột quỵ cho người dùng. Bên cạnh đó còn gây ra tình trạng viêm nhiễm, suy giảm chức năng tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu.
Thân cây mật gấu miền Bắc
Thân cây mật gấu

Xem thêm: Hạt điều có tác dụng gì? Ăn hạt điều có béo không, có tác hại gì không?

Một số lưu ý khi sử dụng cây lá đắng

Bất kỳ một loại thuốc nào dù có tốt đến đâu thì cũng cần phải được sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi sử dụng cây lá đắng đó là:

  • Trong cây đắng có chứa thành phần kháng sinh nên bạn không nên sử dụng quá thường xuyên. Chỉ nên sử dụng các loại thuốc từ cây mật gấu tối đa 2 tuần là đủ, tối thiểu 2-4 tuần sau mới được sử dụng lại.
  • Để cơ thể bắt kịp và làm quan thì bạn chỉ nên bắt đầu sử dụng cây mật gấu với một liều lượng nhỏ.
  • Chưa có một chứng minh nào khẳng định về mức độ an toàn của cây mật gấu đối với phụ nữ mang thai và đang cho con bú. Những người đang có thai hoặc mong muốn có thai cần phải tránh sử dụng loại cây này bởi nếu dùng quá liều sẽ dẫn tới sảy thai.
  •  Cây mật gấu có thể tương khắc với một số loại thuốc, thực phẩm chức năng nên bạn cần phải nói rõ với bác sĩ khi kê đơn thuốc.
  • Do có thành phần giúp hạ huyết áp nên những người có huyết áp thấp không nên sử dụng, tránh để huyết áp xuống quá thấp.

Từ các nội dung thông tin có trong bài viết trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn biết thêm về cây mật gấu có tác dụng gì và các lưu ý cần thiết để sử dụng cây mật gấu hiệu quả hơn. Truy cập website caunang.com.vn để tìm hiểu nhiều thông tin hữu ích khác nhé!