–>

Động từ là gì? Các loại động từ trong tiếng Việt, ví dụ

Động từ là loại từ được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày và trong ngữ pháp tiếng Việt. Hãy cùng caunang.com.vn tìm hiểu động từ là gì, động từ chỉ gì và các loại động từ trong tiếng Việt. 

Động từ là gì?

Động từ là gì tiếng Việt? Động từ là những từ được dùng để chỉ các hoạt động, trạng thái của con người, các sự vật, hiện tượng khác.

Hiểu đơn giản thì những sự vật nào có thể chuyển động, di chuyển hoặc thay đổi vị trí thì đều là động từ. Hoặc những vật có cảm xúc, có thể thay đổi tâm trạng nhờ các giác quan trên cơ thể cũng được coi là động từ.

Động từ trong tiếng Anh là gì?

Động từ trong tiếng Anh là những từ hoặc cụm từ chỉ hoạt động của một chủ thể nào đó. Trong một câu tiếng Anh, động từ chính là thành phần thiết yếu không thể lược bỏ. Trước trước động từ là gì, sau động từ là gì chúng ta hãy cùng tìm hiểu: 

Động từ chỉ hoạt động của một chủ thể nào đó
Động từ chỉ hoạt động của một chủ thể nào đó

Đứng sau chủ ngữ

Trong một câu tiếng Anh cơ bản, động từ đứng ngay sau chủ ngữ với mục đích diễn tả hành động của một chủ thể đó.

Ví dụ: She teaches in a high school. 

Tạm dịch: Cô ấy dạy học tại một trường trung học phổ thông.

Đứng sau trạng từ chỉ tần suất

Trong những câu diễn tả thói quen, động từ không trực tiếp đứng sau chủ ngữ mà đứng sau trạng từ chỉ tần suất.

Ví dụ: She often wakes up early.

Tạm dịch: Cô ấy thường xuyên thức dậy sớm.

Đứng trước tân ngữ

Trong tiếng Anh, động từ đứng trước tân ngữ.

Ví dụ: Open the book, kids!

Tạm dịch: Mở sách ra nào các con!

Đứng trước tính từ

Có một loại động từ duy nhất đứng trước tính từ đó chính là động từ tobe.

Ví dụ:

She is very beautiful.

Tạm dịch: Cô ấy rất xinh đẹp.

Cụm động từ là gì?

Cụm động từ được tạo ra từ các động từ kết hợp với một số từ hình thành nên nó. Có rất nhiều trường hợp cần phải có các từ đi kèm để cụm động từ đó trở nên ý nghĩa và truyền tải đúng các thông tin đến người khác. 

Phân loại động từ

Các loại động từ trong tiếng Việt được chia thành 2 loại là động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái.

Các loại động từ
Các loại động từ

Động từ chỉ hành động

Động từ chỉ hành động dùng để chỉ các hoạt động của các sự vật, hiện tượng để tăng sức gợi hình, khiến sự vật trở nên gần gũi hơn.

Ví dụ: chơi, nhảy, chạy, …

Xem thêm: Chỉ từ là gì lớp 6? Vai trò và cách dùng chỉ từ

Động từ chỉ trạng thái

Động từ chỉ trạng thái được dùng để tái hiện, gọi tên trạng thái cảm xúc, suy nghĩ hoặc tồn tại của con người, sự vật, hiện tượng. 

Ví dụ: Lo lắng, vui, buồn, giận,…

Động từ chỉ hành động có thể kết hợp với các từ “xong” như “làm xong”, “ăn xong”,…

Còn động từ chỉ trạng thái không thể kết hợp được với từ xong, chúng ta không thể nói “vui xong”, “buồn xong”, “lo lắng xong”,…

Động từ chỉ trạng thái cũng được phân thành nhiều loại, cụ thể như:

Động từ chỉ trạng thái tồn tại: có, còn, hết..

Ví dụ: Anh còn đó không?

Động từ chỉ trạng thái thay đổi, biến hóa: thành, hóa, trở nên…

Ví dụ: Cái cây bỗng tươi tốt.

Động từ chỉ trạng thái tiếp thụ: chịu, được, bị, phải…

Ví dụ: Anh ta đã bị đánh cho nhừ đòn.

Động từ chỉ trạng thái so sánh: thua, bằng, hơn, là,…

Ví dụ: Cậu ấy cao bằng tôi.

Xem thêm: Đại từ là gì trong tiếng Việt? Các loại đại từ, ví dụ

Chức năng của động từ

Tác dụng của động từ rất nhiều, dưới đây là một số tác dụng chính:

Động từ làm vị ngữ trong câu
Động từ làm vị ngữ trong câu
  • Động từ đóng vai trò làm vị ngữ trong câu, bổ sung ý nghĩa cho danh từ, tính từ.

Ví dụ: Anh ấy đang đi trên đường.

=> “Đang đi” là động từ, có vai trò làm vị ngữ.

  • Động từ làm chủ ngữ trong câu

Ví dụ: Xem điện thoại nhiều ảnh hưởng không tốt tới mắt.

=> “Xem điện thoại” là động từ, đóng vai trò làm chủ ngữ.

  • Động từ làm định ngữ trong câu

Ví dụ: Căn nhà đang sơn kia là nhà của tôi.

=> “Đang sơn” có vai trò làm định ngữ trong câu, bổ sung ý nghĩa cho danh từ.

  • Động từ làm trạng ngữ trong câu

Ví dụ: Hiểu theo cách này, tôi thấy hơi sai.

=> “Hiểu theo cách này” chính là động từ đóng vai trò làm trạng ngữ trong câu.

Ví dụ về động từ

Để hiểu rõ hơn về động từ bạn đọc hãy theo dõi các ví dụ về động từ qua đoạn văn sau. 

“Dưới tầm cánh chú chuồn chuồn bây giờ là lũy tre xanh rì rào trong gió, là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh. Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi. Còn trên tầng cao là đàn cò đang bay, là trời xanh trong và cao vút”.

Trong đoạn văn trên có thể thấy các động từ là các từ: rì rào, rung rinh, hiện ra, bay, gặm, ngược xuôi.

“Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé H’mông mắt một mí, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước sân”.

Trong đoạn văn trên động từ là các từ: dừng lại, đeo, chơi đùa.

Với những thông tin được chia sẻ về động từ bên trên, hy vọng bạn đọc sẽ hiểu hơn về động từ, cách sử dụng động từ và cách đặt câu với chúng.