–>

Hoàn lưu khí quyển là gì? Phân loại, vai trò của hoàn lưu khí quyển

Hoàn lưu khí quyển là những luồng không khí di chuyển trên bề mặt Trái Đất. Nó không cố định mà biến đổi từ năm này sang năm khác. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm hoàn lưu khí quyển là gì? Vai trò và các loại hoàn lưu khí quyển.

Hoàn lưu khí quyển là gì?

Hoàn lưu khí quyển chính là sự lặp đi lặp lại của các luồng không khí trên diện rộng, kết hợp với các dòng hải lưu trở thành phương thức khiến nguồn nhiệt được tái phân bố trên bề mặt Trái Đất. 

Hiểu một cách đơn giản, vòng hoàn lưu là các luồng không khí di chuyển và các loại gió đang thổi trên bề mặt Trái Đất. Hoàn lưu không cố định mà nó biến đổi từ năm này sang năm khác. 

Hoàn lưu khí quyển ở Việt Nam là một bộ phận của hoàn lưu gió mùa châu Á, có ba đặc điểm nổi bật: 

  • Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của vùng khí hậu biển xích đạo Thái Bình dương.
  • Chịu tác động mạnh mẽ của gió mùa Đông Á về mùa đông, gió mùa Nam Á về mùa hè và gió mùa Đông Nam Á.
  • Vừa chịu ảnh hưởng của hoàn lưu cực đới và ôn đới của bán cầu Bắc, vừa liên kết chặt chẽ với hoàn lưu cận nhiệt đới và nhiệt đới của bán cầu Nam. 
Hoàn lưu khí quyển là sự lặp đi lặp lại của các luồng khí trên diện rộng
Hoàn lưu khí quyển là sự lặp đi lặp lại của các luồng khí trên diện rộng

Phân loại hoàn lưu khí quyển

Hoàn lưu chung

Các luồng không khí bao trùm trên một phạm vi rộng lớn trên Trái đất thì được gọi là hoàn lưu chung. Ví dụ như gió Đông, gió mùa, gió Tín phong, gió Tây, gió Tây trên cao. Hoàn lưu chung của khí quyển bao gồm các loại sau đây: 

Gió mùa

Gió mùa là dòng không khí cố định theo mùa, hướng gió thay đổi mạnh từ mùa đông sang mùa hạ và từ mùa hạ sang mùa đông. Hướng gió phổ biến của hai mùa này ngược nhau. Ngoài ra còn xen kẽ các hướng gió khác: gió mùa đứt quãng (ngưng trệ). Trong những mùa chuyển tiếp như xuân và thu, khi đang diễn ra sự thay đổi của gió mùa thì sự bền vững của vòng hoàn lưu khí quyển mang tên gió mùa bị phá vỡ.

Gió Tây, gió Đông

Gradien khí áp nằm ngang xuất hiện khiến cho không khí chuyển động từ nơi áp cao đến nơi áp thấp (theo hướng kinh tuyến) bị lệch về phía bên phải ở bán cầu Bắc, và lệch về phía bên Trái ở bán cầu Nam tạo thành gió Tây ôn đới ở bán cầu Bắc có hướng Tây Nam, ở bán cầu Nam thì có hướng Tây Bắc.

Gió Đông nhiệt đới ở bán cầu Nam có hướng Đông Nam, Bắc có hướng Đông Bắc, và gió Đông cực đới ở cực Nam có hướng Đông Nam, ở cực Bắc có hướng Đông Bắc.

Xem thêm: Khí quyển là gì? Vai trò, cấu tạo và các tầng khí quyển

Gió Tín phong (gió Mậu dịch)

Gió Tín phong là gió Đông nhiệt đới
Gió Tín phong là gió Đông nhiệt đới

Gió Tín phong là loại gió Đông nhiệt đới có hướng cố định. Khi bán cầu Bắc là mùa hè thì gió Tín phong Đông Nam ở bán cầu Nam sẽ vượt qua Xích đạo đổi hướng thành Tây Nam. Khi ở bán cầu Nam là mùa hè thì gió Tín Phong Đông Bắc ở bán cầu Bắc sẽ vượt qua xích đạo đổi hướng thành Tây Bắc. 

Hoàn lưu địa phương

Hoàn lưu địa phương là những luồng không khí thể hiện trong phạm vi nhỏ trong các điều kiện địa lí tự nhiên riêng biệt. Điển hình cho loại hoàn lưu khí quyển địa phương là gió Bơ ri, gió phơn, gió núi – thung lũng.

Gió Bơ ri

Loại gió này có chu kì một ngày đêm, thường thấy ở các bờ biển, hồ lớn, có khi ở cả trên các bờ sông lớn. Ban ngày, gió thổi trên mặt nước vào mặt đất, ban đêm thì ngược lại, gió thổi từ mặt đất lên mặt nước. Loại gió này thường có ở các bờ biển, nên người ta thường gọi là gió biển, gió đất.  

Gió phơn

Gió phơn là những đợt gió khô nóng, được thổi từ trên núi xuống. Loại hoàn lưu khí quyển này thường xuất hiện ở hệ thống núi dài, khi hai bên núi có sự chênh lệch lớn về áp suất. Các dòng không khí sẽ phải vượt qua sống núi để di chuyển từ nơi áp cao đến nơi áp thấp; khi đến sườn đón gió chúng không thể rẽ ngang nên bắt buộc phải vượt qua sông núi.

Vai trò của hoàn lưu khí quyển

Hoàn lưu khí quyển có vai trò quan trọng trong đời sống hằng ngày của mọi vật thể trên Trái Đất. Từ xa xưa, hoàn lưu khí quyển hay gió là nguồn cảm hứng  bất tận cho thần thoại, được hoá thành thần gió hoặc là một trong những năng lực siêu nhiên trong vô số nền văn hoá của nhân loại, ví dụ như Thần gió Hy Lạp, Thần gió Hindu…

Tạo ra điện năng nhờ sức gió
Tạo ra điện năng nhờ sức gió

Đối với giao thông vận tải, thuyền buồm cần có ít nhất một cột buồm để giữ căng buồm, cung cấp năng lượng từ gió giúp thuyền di chuyển. Còn đối với máy bay, gió có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ của chúng trên đường bay. Năng lượng gió cũng là nguồn năng lượng sạch, đang được nhiều nước trên thế giới tận dụng để tạo ra điện năng.

Xem thêm: Thủy quyển là gì lớp 6? Thành phần, Vai trò của thủy quyển

Thả diều, khinh khí cầu, lướt gió, lướt ván diều hay đua thuyền buồm… đều là những môn thể thao giải trí tận dụng sức gió tự nhiên.

Qua bài viết chúng ta đã giải thích được hoàn lưu khí quyển là gì, phân loại cũng như vai trò của hoàn lưu khí quyển. Nếu có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc gì về bài viết, mời bạn để lại nhận xét bên dưới nhé!