–>

Phong trào thơ mới là gì? Đặc điểm, nội dung của thơ mới

Phong trào thơ mới là một cuộc cách mạng giải phóng thơ ca khỏi những luật lệ cũ đã lỗi thời, cho phép tác giả biểu lộ mọi cung bậc cảm xúc cũng như mọi tình cảm của cá nhân. Để hiểu rõ hơn phong trào thơ mới là gì, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Phong trào thơ mới là gì?

Thơ mới là phong trào thơ bắt đầu xuất hiện vào những năm 20 của thế kỷ XX. Những nhà thơ theo phong trào này có xu hướng loại bỏ thể loại thơ trước đó mà họ cho là gò bó cả về nội dung và hình thức. Đây là cuộc cách mạng giải phóng thơ ca khỏi những ràng buộc đã bị lỗi thời. Nó cho phép tác giả biểu lộ ra mọi cung bậc cảm xúc và tình cảm của cá nhân tác giả. 

Hoàn cảnh ra đời của thơ mới là khi Pháp cai trị Việt Nam đã đẩy mạnh phong trào khai phá thuộc địa, đẩy nhanh làn gió của phương Tây vào Việt Nam. Điều này vô tình tạo nên cho nhiều người một cái nhìn khác về thơ ca và đứng lên đòi hỏi phải “cởi trói” cho sáng tác thơ ca.

Phong trào thơ mới tạo nên tiền đề cho nền văn học cách mạng sau này
Phong trào thơ mới tạo nên tiền đề cho nền văn học cách mạng sau này

Mặc dù phong trào thơ mới chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn nhưng ánh sáng của nó lại vô cùng rực rỡ. Sự xuất hiện của thơ mới đã tạo nên tiền đề cho nền văn học cách mạng sau này phát triển, thời kỳ mà cái tôi của tác giả được bộc lộ trọn vẹn, sự bùng nổ của các biện pháp nghệ thuật mới nhưng vẫn giữ nguyên được cái đẹp của tiếng Việt.

Những bài thơ mới hay nhất có thể kể đến là:

  • Huy Cận: Ngậm ngùi, Tràng giang…
  • Lưu Trọng Lư: Tiếng thu,…
  • Chế Lan Viên: Thu…
  • Phạm Huy Thông: Tiếng địch sông Ô
  • Vũ Đình Liên: Ông đồ…
  • Nguyễn Nhược Pháp: Chùa Hương…
  • Tế Hanh: Quê Hương…
  • Nguyễn Bính: Mưa xuân…

Các giai đoạn của phong trào thơ mới

Phong trào thơ mới (bắt đầu từ năm 1932 cho đến 1945) và được chia thành các giai đoạn như sau: 

Giai đoạn từ 1932 – 1935

Nhà thơ Phan Khôi là người khởi xướng cho phong trào thơ mới
Nhà thơ Phan Khôi là người khởi xướng cho phong trào thơ mới

Đây là giai đoạn chớm nở của phong trào thơ mới và là sự đấu tranh gay gắt giữa 2 trường phái thơ. Sau bài khởi xướng của nhà thơ Phan Khôi, một loạt các nhà thơ khác như Thế Lữ, Vũ Đình Liên, Lưu Trọng Lư, Huy Thông… đã liên tiếp công kích thơ Đường luật, hô hào việc bỏ niêm, luật, điển tích, sáo ngữ,… Ở giai đoạn đầu, Thế Lữ chính là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào thơ mới với tập “Mấy vần thơ (1935)” những bài thơ mới hay nhất.

Xem thêm: Trợ từ là gì, thán từ là gì trong Tiếng Việt? Vai trò và ví dụ

Giai đoạn thơ mới 1936 – 1939

Đây là giai đoạn thơ mới chiếm nhiều ưu thế hơn so với thơ cũ trên nhiều phương diện, nhất là thể loại. Vậy những tác giả nào thuộc phong trào thơ mới trong giai đoạn này? Ở giai đoạn này xuất hiện thêm nhiều tên tuổi lớn như Xuân Diệu (Tập Thơ thơ 1938), Bích Khê (Tinh huyết – 1939), Hàn Mạc Tử (Gái quê 1936, Đau thương – 1937), Chế Lan Viên (Điêu tàn – 1937),… 

Giai đoạn này phong trào thơ mới phát triển mạnh mẽ với hàng loạt các cây bút tên tuổi, thể hiện được tài năng nghệ thuật đặc sắc cũng như sự lên ngôi của cái tôi ở giai đoạn này. Các nhà thơ đã được nói lên cảm xúc của mình một cách trọn vẹn.

Giai đoạn 1940 – 1945

Trong giai đoạn này, vị trí của thơ mới rất vững chắc nhưng lại xuất hiện nhiều khuynh hướng khác nhau. Tuy nhiên về cơ bản thì nó vẫn giữ được nét đặc trưng của thơ mới trong giai đoạn đầu. Các nhà thơ thời kỳ này xuất hiện thêm một số bộ phận cổ súy cho việc ăn chơi, hưởng thụ. Giai cấp tiểu tư sản thành thị và một số bộ phận trí thức đã không giữ được tư tưởng độc lập mà chạy theo giai cấp tư sản.

1940 - 1945 là giai đoạn xuất hiện nhiều khuynh hướng khác nhau
1940 – 1945 là giai đoạn xuất hiện nhiều khuynh hướng khác nhau

Xem thêm: Điển cố là gì? Điển tích là gì? Đặc điểm, ví dụ về điển cổ

Đặc điểm của phong trào thơ mới

Các đặc điểm của phong trào thơ mới đó là: 

  • So với thơ ca trung đại, thơ mới tự do hơn rất nhiều; số câu, số chữ không bị hạn chế, bài thơ được chia thành nhiều khổ và không bị hạn chế bởi số khổ thơ. Cách thức điệp vần của thơ mới cũng khá phong phú.
  • Nội dung của thơ mới đa diện, phức tạp, không bị gò ép trong những đề tài phong hoa tuyết nguyệt kinh điển.
  • Ngôn ngữ bình thường trong cuộc sống hàng ngày đã được nâng lên thành ngôn từ nghệ thuật trong thơ, không còn cố định với việc sử dụng điển cố văn học.
  • Chịu ảnh hưởng của các trào lưu, các khung hướng hiện đại trong thơ ca phương Tây như chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa duy mỹ, chủ nghĩa ấn tượng, duy hiện đại,…
Thơ mới chịu ảnh hưởng của các khuynh hướng hiện đại trong thơ ca phương Tây
Thơ mới chịu ảnh hưởng của các khuynh hướng hiện đại trong thơ ca phương Tây
  • Thơ mới thể hiện nên một cuộc cách mạng trong tư duy thơ ca, luôn đặt cái tôi của tác giả ở trung tâm. Trong thơ mới, có sự giao thoa giữa thế giới nội tâm của chủ thể trữ tình với ngoại cảnh. Điều này được thể hiện ở hiện tượng nhân hóa, giúp cho ngoại cảnh có cảm xúc giống như con người.
  • Thơ mới còn ghi lại những cảm xúc chân thực của cá nhân chủ thể trước cách mạng. Cảm xúc ám ảnh trong thơ mới chính là cảm giác lạc lõng, cô đơn của con người, sự cô đơn ấy có cả trong tình yêu và tâm hồn.
  • Thơ mới còn thể hiện tình cảm đối lập giữa tâm hồn và thế giới ngoại cảnh. Chính vì thế, phong trào thơ mới đã hình thành 1 khát vọng đó là khát vọng giải thoát và mong muốn có thể thoát ly thực tại.
  • Bên cạnh đó, thơ mới còn thể hiện tình yêu tha thiết với cuộc sống, sự khát khao với tình yêu, hạnh phúc và khát vọng được lên đường chiến đấu.
  • Các bài thơ mới đều mang đậm tính dân tộc sâu sắc, thể hiện tấm lòng của con người Việt Nam trước thời buổi nước mất nhà tan. Có thể nói, tinh thần dân tộc chính là động lực giúp cho các nhà thơ mới ấp ủ lòng yêu nước, khát khao độc lập – tự do.

Trên đây là các thông tin của phong trào thơ mới. Hy vọng những thông tin này đã giúp bạn hiểu rõ tinh thần thơ mới là gì cũng như đặc điểm và nội dung của phong trào thơ mới.