–>

Senior là gì? Junior là gì? Sự khác nhau giữa senior và junior

Senior, Fresher hay Junior đều là những khái niệm quen thuộc chỉ các vị trí việc làm trong các môi trường làm việc. Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về khái niệm fresher, junior và senior là gì nhé? 

Senior là gì?

Senior là khái niệm được dùng để chỉ những nhân sự, cá nhân đã có sự hiểu biết và kinh nghiệm nhất định trong lĩnh vực chuyên môn của họ. Trước khi lên được trình độ Senior, họ thường phải trải qua những giai đoạn khác trước đó như là Intern, Fresher hoặc Junior,…

Vậy senior là năm mấy? Thông thường Senior sẽ có từ 4 – 5 năm kinh nghiệm. Họ có khả năng làm việc độc lập và khả năng giải quyết vấn đề tốt. Tùy theo năng lực mà senior được phân chia thành các cấp bậc khác nhau. Việc phân chia như thế nào sẽ phụ thuộc vào quy mô của mỗi doanh nghiệp.

Senior là chức vụ gì?
Senior là chức vụ gì?

Senior manager là gì?

Senior Manager có nghĩa là quản lý cấp cao, đây là khái niệm được dùng để phân biệt về kinh nghiệm, trình độ của các quản lý trong một doanh nghiệp. Bên cạnh Senior Manager bạn còn có thể thấy nhiều cấp bậc khác như là Junior Manager, Supervisor Manager,…

Hiểu đơn giản hơn, Senior Manager chính là người quản lý có năng lực chuyên môn giỏi, khả năng lãnh đạo và quản lý tốt. Bởi sự phân cấp về năng lực chuyên môn và khả năng lãnh đạo nên các công việc hàng ngày, yêu cầu của vị trí này cũng khắt khe, áp lực hơn so với những vị trí khác.

Xem thêm: Ad Hoc là gì? Những ứng dụng của Ad Hoc trong cuộc sống

Fresher, Junior là gì?

Fresher hoặc Junior là thuật ngữ chỉ những nhân viên nhỏ tuổi, có ít thâm niên, thường là cấp dưới. Junior có thể là sinh viên vừa mới ra trường, thường có ít hoặc là chưa có kinh nghiệm chuyên môn. Junior thường giải quyết những vấn đề không quá khó khăn, phức tạp. Đối với các công việc đòi hỏi chuyên môn cao thì Junior sẽ cần sự hỗ trợ của các Senior.

Fresher hoặc Junior là những nhân viên có ít kinh nghiệm
Fresher hoặc Junior là những nhân viên có ít kinh nghiệm

Phân biệt Fresher, Junior, Senior

Senior Junior Fresher
Trình độ chuyên môn Giàu kinh nghiệm, và trình độ chuyên môn cao. Có ít kinh nghiệm; cần trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng. Có rất ít, hoặc là không có kinh nghiệm làm việc trong ngành.
Thời gian thực chiến > 3 năm 06 tháng – 2 năm Dưới 6 tháng
Trách nhiệm công việc Được giao các công việc quan trọng. 

Có thể làm việc độc lập hoặc quản lý các thành viên khác để hoàn thành một dự án cụ thể. 

Cần phải xử lý những vấn đề khó khăn, áp dụng các kiến thức chuyên vững chắc và chịu trách nhiệm hướng dẫn cho nhân viên mới.

Được giao những công việc có độ khó vừa phải. 

Có thể làm việc độc lập với những công việc đơn giản và làm việc dưới sự quản lý, hướng dẫn của Senior. Chưa có khả năng xử lý những vấn đề khó khăn.

Được giao những công việc đơn giản, không yêu cầu quá cao về kỹ năng. 

Làm việc dưới sự hướng dẫn và quản lý của những nhân sự khác.

Tâm lý/ Hành vi Thường có thu nhập cao, có thành công nhất định trong nghề nên tâm lý vững vàng, ít khi rời bỏ công việc của mình. Không còn quá băn khoăn về việc mình có phù hợp với nghề này hay không. Nếu gặp khó khăn trong việc phát triển hoặc là mức lương không cải thiện thì họ có thể rời đi và tìm kiếm các cơ hội mới. Vẫn còn băn khoăn việc mình có phù hợp với công việc này hay không. 

Dễ dàng chuyển sang một lĩnh vực hoặc công việc mới.

Những kỹ năng Senior cần trang bị

Kỹ năng lãnh đạo

Đây là kỹ năng cần thiết mà Senior cần có. Thông thường, Senior sẽ làm việc độc lập hoặc là quản lý một nhóm nhỏ gồm các junior, fresher hoặc intern khác. Do đó, Senior cần có kỹ năng lãnh đạo để có thể phân công công việc và xử lý các vấn đề trong quá trình quản lý nhóm được tốt hơn.

Senior cần có kỹ năng lãnh đạo
Senior cần có kỹ năng lãnh đạo

Xem thêm: Sales executive là gì? Yêu cầu và công việc của chuyên viên kinh doanhh

Kỹ năng làm việc nhóm

Các Senior cần có thêm kỹ năng làm việc nhóm bởi họ cần thực hiện những nhiệm vụ khó hơn và thường không thể làm những nhiệm vụ đó một mình. Senior cần có kỹ năng làm việc nhóm tốt để phối hợp dễ dàng hơn với các đồng nghiệp, cộng sự và thúc đẩy công việc chung được hiệu quả hơn.

Kỹ năng đàm phán

Hầu hết, các nhân sự ở cấp bậc Senior thường làm việc trực tiếp với khách hàng hoặc là đàm phán các kế hoạch, phương án với quản lý của họ. Do đó, kỹ năng đàm phán tốt sẽ là một lợi thế để các Senior có thể thăng tiến và đạt được hiệu quả, tối ưu hơn trong công việc.

Xem thêm: Tháp nhu cầu maslow là gì? Cấp bậc, ý nghĩa và ứng dụng của tháp

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Công việc của Senior ngoài giải quyết các vấn đề nhiệm vụ chuyên môn, thì sẽ là người giải quyết các vấn đề khác khi có những sự cố không may xảy ra. Vì vậy, ngoài những kỹ năng trên, Senior cần phải có thêm kỹ năng giải quyết vấn đề để hạn chế các rủi ro trong quá trình làm việc.

Hy vọng với những thông tin đã được cung cấp, bạn sẽ hiểu hơn về Senior là gì, Junior là gì, sự khác nhau của 2 vị trí này và tìm được công việc Senior phù hợp với bản thân.