–>

Tháp nhu cầu maslow là gì? Cấp bậc, ý nghĩa và ứng dụng của tháp

Tháp nhu cầu Maslow là một trong những học thuyết có tầm ảnh hưởng mạnh đến các hoạt động hàng ngày của con người. Chúng gồm có 5 nhu cầu tương ứng với từng cấp bậc từ cao cho đến thấp. Vậy tháp nhu cầu maslow là gì và các cấp bậc, ý nghĩa của tháp như nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Tháp nhu cầu maslow là gì?

Thuyết nhu cầu của Maslow chính là lý thuyết về sự thỏa mãn phổ biến nhất do nhà tâm lý học Abraham Maslow phát triển. Lý thuyết này cho rằng con người cần được động viên bởi nhiều nhu cầu khác nhau và các nhu cầu này sẽ được sắp xếp theo thứ bậc từ thấp đến cao. 

5 mức nhu cầu của tháp Maslow

Nhu cầu sinh lý

Đây là nhu cầu cơ bản nhất, nằm ở đáy của kim tự tháp. Những nhu cầu về sinh lý chính là những đòi hỏi về thể chất cho sự sống của con người. Nếu như các yêu cầu này không được đáp ứng, cơ thể của con người sẽ không thể duy trì cuộc sống. Thực phẩm, nước, không khí, ngủ,… nằm trong danh mục này. 

5 mức nhu cầu của tháp Maslow
5 mức nhu cầu của tháp Maslow

Nhu cầu được an toàn

Khi các nhu cầu về thể chất của một người được thỏa mãn thì nhu cầu về sự an toàn của họ sẽ được ưu tiên. Các nhu cầu này bao gồm an toàn về thể chất, an ninh tài chính, an ninh sức khỏe, an ninh gia đình hoặc việc làm.

Nhu cầu xã hội

Sau khi các nhu cầu sinh lý và an toàn được hoàn thành, chúng ta sẽ tập trung sự chú ý vào nhu cầu giao lưu về tình cảm. Theo như tháp nhu cầu Maslow, con người muốn được hòa nhập vào một cộng đồng nào đó, muốn có một gia đình hạnh phúc, có những người bạn bè gần gũi, thân thiết. Con người cũng cần yêu và được yêu, nếu không họ sẽ cô đơn, lo lắng và thậm chí trầm cảm.

Nhu cầu được kính trọng

Giống như mong muốn nhận được tình yêu, chúng ta cũng cần có nhu cầu nhận được sự tôn trọng. Điều này có thể thực hiện thông qua cảm giác tự trọng, năng lực, sự tôn trọng của người khác, sức mạnh, sự thành thạo, tự tin, độc lập và tự do.

Xem thêm: Năng lực nghề nghiệp là gì? Các loại năng lực nghề nghiệp

Nhu cầu được thể hiện bản thân

Sau khi tất cả các nhu cầu trên được đáp ứng một cách thỏa đáng, mọi người sẽ bắt đầu tập trung vào việc nhận ra các tiềm năng của họ. 

Tháp nhu cầu Maslow mở rộng

Tháp Maslow mở rộng
Tháp Maslow mở rộng

Ngoài 5 cấp bậc bên trên, tháp nhu cầu Maslow còn được mở rộng thêm 3 cấp độ nữa, được gọi là tháp nhu cầu Maslow 8 bậc. Gồm có:

Nhu cầu nhận thức (Cognitive): Là các nhu cầu về học hỏi, kiến thức, hiểu biết và tò mò. 

Thu cầu thẩm mỹ (Aesthetic): Là các nhu cầu về đánh giá và tìm kiếm vẻ đẹp về hình thức.

Nhu cầu về tự tôn bản ngã (Self- Transcendence): Là các nhu cầu được thúc đẩy bởi các giá trị vượt ra ngoài bản thân như là trực giác siêu nhiên, lòng vị tha, hòa hợp bác ái.

Xem thêm: Nhân tố sinh thái là gì? Môi trường và các nhân tố sinh thái

Ưu, nhược điểm của tháp nhu cầu Maslow

Bất kể một học thuyết nào cũng đều có các mặt ưu và nhược. Tháp nhu cầu Maslow cũng không phải ngoại lệ, vì vậy khi ứng dụng tháp nhu cầu maslow trong kinh doanh, giao tiếp cần phải nắm rõ ưu và nhược điểm của nó. 

Ưu điểm 

Bảng tóm tắt về nhu cầu của các đối tượng nghiên cứu để hiểu rõ về tâm lý của họ.

Chia sẻ các thông tin hữu ích để ứng dụng trong việc thiết kế sản phẩm, định vị sản phẩm.

Xây dựng các chiến lược tập trung vào một nhóm đối tượng lớn đem đến hiệu quả cao.

Phân tích hành vi và xu hướng của nhóm đối tượng trong tương lai.

Ưu điểm của tháp maslow
Ưu điểm của tháp maslow

Nhược điểm

Không thể tiến hành đo lường được mức độ thỏa mãn của từng cá nhân.

Không có sự sắp xếp thứ tự ưu tiên của các nhu cầu trong cùng một cấp độ.

Mô hình đơn giản nên rất dễ xảy ra sự sai lệch.

Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong Marketing

Tháp nhu cầu Maslow được ứng dụng trong các lĩnh vực quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự. Trong Marketing, tháp nhu cầu Maslow cũng hỗ trợ vô cùng đắc lực trong việc xác định khách hàng mục tiêu, nghiên cứu hành vi cũng như đưa ra các chiến lược Marketing đáp ứng nhu cầu người dùng. Cụ thể như sau:

Xác định khách hàng mục tiêu

Hầu hết các nhà tiếp thị giỏi đều hiểu, trước khi lên một kế hoạch tiếp thị bài bản chúng ta phải hiểu rõ khách hàng mục tiêu của mình là ai, họ đang mong muốn điều gì. Hay nói cách khác, họ phải hiểu được insight khách hàng. Khi làm được những điều này, bạn sẽ hiểu được những điều mà khách hàng thích hoặc là không thích để có chiến lược tiếp thị phù hợp.

Định vị phân khúc khách hàng

Định vị chính xác phân khúc khách hàng
Định vị chính xác phân khúc khách hàng

Tháp nhu cầu Maslow còn giúp bạn định vị được phân khúc khách hàng cho doanh nghiệp mình. Với mỗi một nhóm khách hàng khác nhau, họ sẽ có các mục đích và nhu cầu sản phẩm khác nhau. Chính vì vậy bạn cần nắm được nhu cầu của nhóm khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp ở phân khúc nào để có cách tiếp thị phù hợp nhất.

Xem thêm: Thờ ơ là gì? Biểu hiện, tác hại của sự thờ ơ trong cuộc sống

Nghiên cứu hành vi khách hàng

Sau khi đã xác định được phân khúc khách hàng, nhiệm vụ tiếp theo đó là nghiên cứu hành vi khách hàng. Bạn cần biết được ở phân khúc này, các yếu tố nào sẽ tác động đến quyết định mua hàng của họ: sở thích, giá cả, tính tiện dụng, địa vị xã hội… Khi làm được những điều này bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu các thông điệp phù hợp với nhu cầu khách hàng.

Ví dụ về tháp nhu cầu maslow trong marketing: Bạn kinh doanh xe ô tô ở tầm trung, hướng đến các đối tượng mục tiêu là các hộ gia đình. Nếu như bạn lựa chọn tốc độ hoặc sự sang trọng là ưu điểm của sản phẩm là sai. Bởi nhu cầu của khách hàng mục tiêu là an toàn, giá cả, tiết kiệm xăng, tiện nghi và thoải mái. 

Qua những chia sẻ trên có thể thấy tháp nhu cầu Maslow giúp doanh nghiệp nghiên cứu con người dễ dàng hơn. Do đó nó được ứng dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau.